Indonesia trả 7 container rác cho Pháp, Hong Kong

(Baohatinh.vn) - Indonesia đã trả lại 7 container chứa rác thải bất hợp pháp nhập khẩu vào nước này cho Pháp và Hong Kong (Trung Quốc), động thái mới nhất cho thấy quyết tâm của quốc gia Đông Nam Á trong cuộc chiến chống rác nước ngoài.

Indonesia trả 7 container rác cho Pháp, Hong Kong

Một container chứa rác thải tại một cảng của Indonesia. (Ảnh: AFP)

Hãng thông tấn Pháp AFP dẫn nguồn tin một quan chức hải quan trên đảo Batam của Indonesia gần Singapore cho biết 7 container bị trả lại chứa rác thải sinh hoạt, nhựa phế thải và các vật liệu nguy hiểm vi phạm quy định nhập khẩu.

“Các container đã được gửi trả vào hôm 29/7. Một số quan chức đã có mặt để chứng kiến tàu chở hàng đưa các container rác trở về nơi xuất xứ”, người đứng đầu văn phòng hải quan địa phương Susila Brata nói với AFP hôm 30/7. Được biết, 5 trong số 7 container được gửi trả về Hong Kong (Trung Quốc) và 2 container còn lại trên hành trình về Pháp.

Lực lượng chức năng Indonesia cũng cho biết đang thúc đẩy việc trả lại 42 containers khác còn lưu lại cảng, đến từ các nước phát triển khác như Mỹ, Australia và Đức.

Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã nhận một lượng lớn rác thải nhựa từ khắp nơi trên thế giới.

Tuy nhiên, năm 2018, Bắc Kinh đã quyết không nhận rác thải từ nước ngoài nhằm làm sạch môi trường. Do đó, một lượng lớn rác thải nhựa đã được đưa sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Malaysia, Indonesia và Philippines

Theo Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), mỗi năm toàn cầu thải ra khoảng 300 triệu tấn rác nhựa. Một phần rất lớn trong đó không được tái chế và đang gây ra cuộc khủng hoảng rác nhựa nghiêm trọng trên toàn thế giới.

(Theo AFP)

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.