Israel hạn chế bán công nghệ an ninh mạng sau bê bối Pegasus

Bộ Quốc phòng Israel đã rút gọn danh sách 102 quốc gia được mua công nghệ an ninh mạng của Israel xuống còn 37 nước, chủ yếu là Mỹ, Canada và các nước phương Tây sau bê bối phần mềm gián điệp Pegasus.

Israel hạn chế bán công nghệ an ninh mạng sau bê bối Pegasus

Trang web của phần mềm Pegasus trên máy tính. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Bộ Quốc phòng Israel mới đây đã quyết định ngừng bán công nghệ an ninh mạng cho nhiều nước, sau vụ bê bối liên quan đến phần mềm gián điệp Pegasus của công ty NSO.

Tờ Calcalist của Israel ngày 25/11 dẫn thông báo của bộ trên cho biết danh sách 102 quốc gia được mua công nghệ an ninh mạng của Israel đã được rút gọn lại chỉ còn 37 nước, chủ yếu là Mỹ, Canada và các nước phương Tây.

Trong số các quốc gia bị đưa ra khỏi danh sách trên có Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Maroc, Mexico - vốn là những nước từng mua phần mềm Pegasus.

Lĩnh vực an ninh mạng của Israel hiện mang lại doanh thu 10 tỷ USD mỗi năm, trong đó riêng các công ty chế tạo công cụ tấn công mạng đóng góp khoảng 10% doanh thu.

Cũng theo tờ Calcalist, nhà chức trách Israel liên tục xem xét và điều chỉnh chính sách giám sát hoạt động xuất khẩu quốc phòng nói chung, trong đó có chính sách giám sát xuất khẩu các sản phẩm an ninh mạng.

Israel chỉ phê duyệt xuất khẩu các sản phẩm an ninh mạng cho các cơ quan chính phủ để sử dụng với mục đích hợp pháp nhằm ngăn chặn và điều tra tội phạm, chống khủng bố.

Phần mềm Pegasus do công ty an ninh mạng NSO của Israel phát triển bị cáo buộc xâm nhập trái phép điện thoại thông minh của các nhà báo, quan chức chính phủ trên thế giới để thu thập dữ liệu.

Một danh sách gồm 50.000 mục tiêu có thể bị theo dõi đã rò rỉ và gây chấn động trên thế giới. Mỹ đã đưa công ty NSO vào “danh sách đen” do phần mềm này.

NSO khẳng định phần mềm Pegasus chỉ dùng để chống khủng bố và các loại hình tội phạm khác.

Isarel đã thành lập một nhóm liên ngành để tìm hiểu rõ những cáo buộc trên./.

Theo Quang Minh (TTXVN/Vietnam+)

Đọc thêm

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Tổng thống Hàn Quốc bị truy tố

Công tố viên Hàn Quốc truy tố Tổng thống Yoon Suk-yeol với cáo buộc cầm đầu cuộc nổi loạn bằng cách áp đặt thiết quân luật.
Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Mỹ có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mới

Ông Pete Hegseth đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sau lá phiếu mang tính quyết định đến từ Phó tổng thống JD Vance.
Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Ông Biden sẽ làm gì sau khi rời Nhà Trắng?

Sau khi rời Nhà Trắng, ông Biden có thể thực hiện nhiều dự án liên quan đến xây dựng chính sách, thành lập thư viện ở quê nhà và tham gia các hoạt động xã hội.
Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ông Trump hủy bỏ 78 sắc lệnh hành pháp thời Biden

Ngày đầu tại nhiệm, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hồi quyết định xóa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia 'tài trợ khủng bố', hủy bỏ mục tiêu xe điện vào năm 2030 của người tiền nhiệm Joe Biden.