Khi người con của Triều Tiên trở thành tổng thống Hàn Quốc

Là con trai của một gia đình tị nạn từ Triều Tiên, ông Moon Jae In đã tận dụng bối cảnh Hàn Quốc bức xúc vì tình trạng tham nhũng trong chính quyền để bước vào Nhà Xanh.

Ông Moon Jae In là ứng viên đại diện cho đảng Dân chủ đối lập hiện chiếm 119 trong tổng số 299 ghế ở quốc hội (gần 40%). Giới truyền thông Hàn Quốc và quốc tế nhận định ông là một ứng viên có khả năng đưa Hàn Quốc trở lại giai đoạn ổn định về kinh tế và đối ngoại, đặc biệt trong vấn đề quan hệ với Triều Tiên.

khi nguoi con cua trieu tien tro thanh tong thong han quoc

Ông Moon Jae In giành tỷ lệ ủng hộ áp đảo trong cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc năm 2017. Ảnh: Reuters.

Là con trai cả trong một gia đình người Triều Tiên tị nạn, ông Moon theo đuổi lĩnh vực luật nhân quyền trước khi tham gia chính trường. Đồng nghiệp nhận xét ông là một người trầm tính, không phải dạng người dễ gây sức hút với đối phương. "Ông ấy lúc nào cũng rất nghiêm túc", một thành viên đảng Dân chủ nói về ông Moon.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chính trường Hàn Quốc rối ren vì hàng loạt cáo buộc tham nhũng liên quan đến cựu tổng thống Park Geun Hye, sự liêm khiết của ông Moon chính là thế mạnh giúp ông thu hút cử tri.

Kỳ vọng cải cách

Ông Moon Jae In từng là chánh văn phòng của Tổng thống Roh Moo Hyun. Ông Roh được cho là rất ủng hộ "Chính sách Ánh dương" của người tiền nhiệm Kim Dae Jung và ông Moon được kỳ vọng sẽ tiếp nối tinh thần này, theo Guardian.

Một trong những cam kết nổi bật của ông Moon chính là nhắm vào giới tập đoàn gia đình (chaebol) hùng mạnh chi phối nền kinh tế Hàn Quốc. Các chaebol thường có mối liên hệ ngầm và rất chặt chẽ với những quan chức cấp cao, như mối quan hệ giữa "Thái tử Samsung" Lee Jae Yong và cựu tổng thống Park Geun Hye vừa bị phơi bày mới đây.

Theo Straits Times, Moon Jae In khẳng định sẽ chấm dứt việc xóa án và phóng thích cho những bị cáo là người của các chaebol, đồng thời phá vỡ mối liên hệ giữa các tập đoàn và chính phủ.

Về chính sách đối nội, ông Moon cam kết sẽ giải quyết những bức xúc của người dân như tỷ lệ thất nghiệp ở thanh thiếu niên và bất bình đẳng ngày càng sâu sắc. Tổng thống đắc cử Hàn Quốc hứa sẽ tạo ra 810.000 việc làm trong khối công quyền, nâng lương tối thiểu từ 6.470 won/giờ lên 10.000 won/giờ (khoảng 200.000 đồng).

Ông Moon cũng hứa mở rộng các phúc lợi xã hội như cung cấp lương hưu cho người cao tuổi đến 300.000 won/tháng (gần 6 triệu đồng), cho phép phụ nữ được nghỉ thai sản 3 tháng và vẫn hưởng lương.

"Ông Moon đã xây dựng được hình ảnh về một nhà cải cách mạnh mẽ. Đây là điều mà người dân mong mỏi sau khi trải qua giai đoạn cầm quyền của bà Park Geun Hye. Ngay lúc này chúng tôi cần một người có thể đưa tình hình đất nước trở về ổn định sau giai đoạn biến động và Moon Jae In là người thích hợp", giáo sư Choi Jin Bong (Đại học Sungkonghoe) nói với Financial Times.

khi nguoi con cua trieu tien tro thanh tong thong han quoc

Ông Moon Jae In và vợ trả lời giới truyền thông. Ảnh: Reuters.

Chủ trương đối thoại với Triều Tiên

Chiến thắng của ông Moon trong cuộc đua vào Nhà Xanh báo hiệu chính sách tích cực xích lại gần Triều Tiên, giữa bối cảnh Bình Nhưỡng liên tục gây xáo trộn vì các vụ phóng thử tên lửa và đe dọa thử nghiệm hạt nhân, cùng các phản ứng khó lường của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong những tháng căng thẳng gia tăng ở bán đảo Triều Tiên, ông Moon chỉ trích đường lối cứng rắn của bà Park Geun Hye và người tiền nhiệm Lee Myung Bak theo đuổi. Ông cho rằng sự cứng rắn của phe bảo thủ đã không gặt hái được kết quả tích cực nào mà còn đẩy tình hình vào thế nguy hiểm hơn, khiến Bình Nhưỡng có thêm quyết tâm phát triển vũ khí hạt nhân.

Moon Jae In ủng hộ việc mở cửa lại khu công nghiệp chung Kaesong ở biên giới Hàn - Triều. Đây là dự án hợp tác duy nhất giữa hai miền và là nguồn mang lại thu nhập lớn cho chính quyền Triều Tiên. Tuy nhiên, công trình biểu tượng này đã bị đóng cửa tạm thời vào đầu năm 2016.

Cố vấn đối ngoại của ông Moon cho biết vị ứng viên chủ trương có thể tiến hành "đối thoại cấp quan chức" với Triều Tiên. Tuy nhiên, một cuộc gặp cấp cao với nhà lãnh đạo Kim Jong Un là điều khó có thể xảy ra vì ông Moon yêu cầu Bình Nhưỡng phải chứng tỏ cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân trước tiên.

Đặc biệt, ông Moon chỉ trích việc Seoul cho phép Mỹ vội vã triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao THAAD đến Hàn Quốc hồi tháng trước là một bước đi "phi dân chủ". Ông tuyên bố sẽ xem xét lại hành động này nếu giành chiến thắng. "Hàn Quốc cần học cách nói không với Mỹ", ông Moon tuyên bố.

Nắm bắt được quan điểm của ông Moon, Triều Tiên đã tỏ ý ủng hộ ứng viên này. Một bài viết trên KCNA từng kêu gọi cử tri Hàn Quốc "hãy trừng trị chính quyền bảo thủ bù nhìn" dính líu đến bà Park.

Theo Zing

Đọc thêm

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Đảng cầm quyền Hàn Quốc trước nguy cơ phân rã

Sau khi Quốc hội Hàn Quốc ngày 14/12 thông qua dự luật luận tội Tổng thống Yoon Suk Yeol do ông đã ban bố thiết quân luật đêm 3/12, nhiều nhà lãnh đạo của đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền đã nộp đơn từ chức, trong khi sự chia rẽ nội bộ giữa những người ủng hộ và phản đối việc luận tội Tổng thống Yoon có xu hướng ngày càng gia tăng, khiến PPP đứng trước nguy cơ bị phân rã.
Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Bệnh lạ khiến 31 người tử vong tại CHDC Congo

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ ngày 24/10 đến ngày 5/12, CHDC Congo ghi nhận 406 ca mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân với các triệu chứng như sốt, đau đầu, ho, sổ mũi và đau nhức cơ bắp.