(Baohatinh.vn) - Tất bật việc làng với vai trò trưởng thôn và là cựu chiến binh gương mẫu, thế nhưng, ông Đậu Văn Sử ở thôn Kỷ Các, xã Thạch Lâm, Thạch Hà (Hà Tĩnh) vẫn dành thời gian chăm bón cho khu vườn mẫu của gia đình xanh mướt bốn mùa, thu nhập đạt 140 triệu đồng/năm..
Năm 2017, vườn mẫu của gia đình ông Sử đạt giải B cấp huyện, giải C cuộc thi vườn mẫu cấp tỉnh. Gia đình ông Sử vốn có truyền thống làm vườn, nhưng trước đây, cha và ông nội của ông chỉ canh tác theo tập tục truyền thống nên cây trồng xen lẫn với vườn tạp, hiệu quả kinh tế không cao. Sau khi xuất ngũ trở về địa phương, ông Sử là người đi đầu trong phong trào cải tạo vườn tạp tại địa phương.
Năm 2016, được sự đỡ đầu của Công đoàn xã Thạch Lâm, ông Sử đầu tư xây dựng mô hình vườn mẫu trên khu đất hơn 3.300 m2 của gia đình.
Khu vườn mẫu của gia đình ông Đậu Văn Sử, bà Đặng Thị Tân hiện trồng cà, dưa leo và các loại rau củ theo mùa vụ như mướp đắng, rau khoai, rau muống, bầu, bí...
Riêng dưa leo, có thời điểm cho thu hoạch mỗi ngày 1 tạ.
Bên cạnh đó, gia đình ông còn trồng 100 gốc ổi, hàng chục gốc cam và nhiều loại quả khác
Ông Sử còn đầu tư ao cá...
... và nuôi gần 500 con gà, vịt theo hướng VAC
Con cái ở xa, bản thân bận bịu với công việc của một trưởng thôn, hội viên hội cựu chiến binh, thế nhưng, ông Sửu vẫn sắp xếp thời gian hợp lý để trọn việc thôn, có thời gian chăm sóc vườn
Ông Sử bộc bạch: “Được sự “chung lưng đấu cật” của vợ tôi mới có thể vừa làm việc làng, vừa hoàn thành việc nhà như thế. Hơn nữa, mình phải biết cách sắp xếp công việc, biết cách lựa chọn vật nuôi, cây trồng phù hợp với chất đất của mình”.
Dưới bàn tay chăm bón của ông Sử và vợ, khu vườn của gia đình bốn mùa hoa trái. Sản phẩm thu hoạch được thương lái, người dân trong vùng thu mua tại vườn.
Ông Sử chia sẻ: “Làm vườn mẫu đẹp thì dễ nhưng làm để cho thu nhập ổn định lâu dài mới là điều khó. Do đó, người làm vườn muốn thành công phải biết nhận định thời tiết, đon được thị trường và quan trọng nhất là phải chịu khó, bản lĩnh để không nản chí khi thất bại”.
Truyền thống cách mạng đã tiếp thêm động lực cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) nỗ lực xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh ở Phù Lưu Thượng nay là xã Hồng Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã gửi vào tâm thức thế hệ trẻ niềm tự hào, biết ơn để nỗ lực hơn trong cống hiến xây dựng quê hương.
Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình là biểu tượng làng quê Việt Nam, tuy nhiên, qua thời gian, không ít giếng làng đã trở thành phế tích. Tại Lộc Hà (Hà Tĩnh), người dân bằng nhiều cách làm đã trùng tu, phục dựng giếng làng nhằm lưu giữ những giá trị văn hóa.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, anh Nguyễn Ngọc Quyết (Hương Khê, Hà Tĩnh) tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên, là tấm gương tiêu biểu ở đơn vị, địa phương.
Kế thừa, phát huy truyền thống hiếu học của thế hệ cha ông, những người trẻ Hà Tĩnh ngày nay đang nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện tri thức, trở thành những công dân hội nhập.
Hội thi tìm hiểu kiến thức về gia đình tỉnh Hà Tĩnh đã khép lại và câu chuyện 6 người trong một nhà là thành viên chính của đội Can Lộc đã để lại dư âm đẹp trong lòng khán giả.
Đền Thành Hoàng làng Đông (thị trấn Tiên Điền, Nghi Xuân) được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hà Tĩnh tạo động lực để địa phương tiếp tục bảo tồn và phát huy giá trị di sản.
Ẩn mình giữa những dãy núi, đồi chè Nam Sơn như một "viên ngọc xanh" lấp lánh giữa khung cảnh thiên nhiên thanh bình của miền quê nông thôn mới Kỳ Trung (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh).
Kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay, các khu, điểm du lịch trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã thu hút khoảng 220.242 lượt khách tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 265% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngày cuối kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nhiều người dân, du khách tìm mua các món đặc sản Hà Tĩnh như kẹo cu đơ, bưởi Phúc Trạch, cà muối… để tặng bạn bè, người thân.
Dịp lễ 2/9 năm nay, các nhà bè mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) luôn trong tình trạng “cháy hàng", không đủ cung ứng cho khách dù giá tăng so với trước.
Những di sản to lớn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác để lại là tài nguyên phong phú để Hà Tĩnh xây dựng nên nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách gần xa.
Từng vinh dự được lái xe phục vụ Bác Hồ nhân dịp Việt Nam tổ chức lễ duyệt binh diễn ra trên quảng trường Ba Đình vào năm 1955, ông Trương Quang Hảo (90 tuổi, ở phường Hà Huy Tập, TP Hà Tĩnh) đã cảm nhận được sự giản dị, gần gũi, tình cảm ấm áp của Người.
Cách mà người trẻ Hà Tĩnh hướng đến cộng đồng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước có thể khác hơn so với thế hệ cha anh nhưng sự tha thiết, nồng nàn thì trước sau vẫn vậy.
Trong không khí háo hức và tự hào đón mừng Quốc khánh, các thế hệ người dân Hà Tĩnh đều nhắc nhớ nhau về nguồn cội, về giá trị của hòa bình, về lịch sử vẻ vang của dân tộc…
Những ngày này, trong phấp phới cờ đỏ sao vàng tung bay trên những vùng quê nông thôn mới khang trang ở các huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh), dường như vẫn còn nghe âm vang tiếng trống Xô viết giục giã thuở nào…
Thời tiết thuận lợi trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9 giúp biển Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) thu hút hàng chục nghìn khách du lịch về tham quan, nghỉ dưỡng.
Những con đường, tuyến phố gắn liền với tên tuổi của các anh hùng, liệt sỹ trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, hôm nay được xây dựng khang trang, sạch đẹp, là minh chứng cho sự phát triển của TP Hà Tĩnh trẻ trung, năng động.
Trong ngày đầu kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hàng ngàn du khách thập phương đã về tri ân các anh hùng liệt sĩ tại Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh).
Với đông đảo đô vật từ nhiều lứa tuổi, trong và ngoài xã tham gia, hội vật truyền thống ở Thuần Thiện (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã trở thành nét văn hóa độc đáo của người dân nơi đây nhằm chào mừng Quốc khánh 2/9.
UBND xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) và dòng họ Nguyễn vừa trang trọng tổ chức lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Nguyễn Tôn Tây.
“Nợ ân tình” là món nợ của một trái tim nhân hậu, đầy yêu thương với cuộc đời, con người. Đọc cuốn hồi ký, chúng ta càng hiểu hơn trái tim mang nặng ân tình của một người cựu binh, càng yêu thêm những người lính, yêu thêm đất nước Việt Nam một thời đạn lửa, gian lao khó nhọc nhưng anh hùng, vinh quang.
Đằng sau hình ảnh văn minh, sạch đẹp của tổ dân phố Hưng Nhân, phường Hưng Trí (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là sự tận tâm với công việc của Bí thư Chi bộ Đậu Thị Quỳnh Nga.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác là một Đại danh y - nhà văn lớn - nhà văn hóa xuất sắc của dân tộc và Hà Tĩnh. Tuy sống trong xã hội phong kiến nhưng Đại danh y luôn đề cao bình đẳng giới.
Sinh ra không có bố, mẹ mắc bệnh thần kinh, 12 tuổi Nguyễn Thị Hồng Ánh (SN 2006, trú thôn Thanh Bình, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang) được đưa vào Làng Trẻ em mồ côi Hà Tĩnh. Không đầu hàng trước số phận, em đã vươn lên trong học tập để bước vào giảng đường đại học với số điểm 28,25.
Chỉ với nguyên liệu dân dã nhưng bằng tay nghề khéo léo, món dưa hồng muối của vợ chồng ông Phan Trung Thông (xã Xuân Mỹ, Nghi Xuân) đã trở thành món ngon không thể bỏ lỡ khi về với Hà Tĩnh.
Với vai trò là Bí thư Chi bộ thôn Lộc Hồ, xã Nam Điền (Thạch Hà, Hà Tĩnh), bà Hoàng Thị Luyến đã khéo léo huy động sức người, sức của để xây dựng quê hương giàu đẹp.
Đại úy Vũ Văn Nam (Công an TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đã xếp 45 giấy chứng nhận hiến máu của mình để tạo thành lá cờ Tổ quốc nhằm thể hiện tình yêu nước và lan tỏa hiến máu cứu người.