Khủng hoảng Qatar: Mâu thuẫn chết người trong lòng khối Arab

Cuộc khủng hoảng Qatar đang đốt nóng vùng Vịnh đã chỉ ra những mâu thuẫn chí mạng trong nội bộ thế giới Ả rập.

Kế hoạch hợp vây Qatar

Cuộc khủng hoảng hiện nay xung quanh Qatar thể hiện xung đột nghiêm trọng nhất giữa các quốc gia Ảrập vùng Vịnh kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thậm chí có thể là trong hàng thế kỷ qua, bởi nó còn đang tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự trực tiếp giữa các quốc gia Trung Đông.

Những thành viên Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu lửa (Organization of Petroleum Exporting Countries - OPEC) giàu dầu mỏ này trước đây là các đồng minh thân thiết và đoàn kết trước những nỗi sợ hãi chung với các nước láng giềng như Iraq (thời Saddam Hussein), Iran…

Trong lịch sử, mặc dù không tránh khỏi những mâu thuẫn nhưng sự thiếu tin tưởng lẫn nhau của họ chưa bao giờ leo thang đến mức độ yêu cầu “một sự đầu hàng hoàn toàn của một thành viên”. Một số đặc điểm thú vị của cuộc khủng hoảng này đã ngay lập tức bộc lộ:

Trước hết là việc cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa các nước Ả rập với Qatar và cuộc phong tỏa đường hàng không, đường biển và đường bộ qua lãnh thổ Saudi Arabia và các quốc gia vùng Vịnh khác, bao gồm Ai Cập, “đột nhiên xuất hiện đồng loạt và không có cảnh báo”.

Không có tranh chấp nào đang diễn ra giữa Qatar với Saudi Arabia và một số cường quốc khu vực khác như Ai Cập, hay bất kỳ nước láng giềng nào khác, cũng như không có chính sách nào được coi là “mang tính khiêu khích” được Doha đưa ra trong thời gian gần đây.

Bản chất của những lời tố cáo Qatar không có gì là quá bất ngờ. Cả lãnh đạo Hoa Kỳ và Saudi trước đây đã từng nhiều lần cáo buộc Qatar về hành vi phạm tội tồi tệ nhất, cụ thể là ủng hộ chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo như tổ chức “Anh em Hồi giáo” ở Ai Cập hay Hamas của Palestine, hoặc al-Qaeda ở Syria.

Vậy điều gì đang xảy ra ở đây? Mặc dù vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc khủng hoảng vẫn còn mơ hồ với những tuyên bố khá mềm mỏng và mong muốn “hòa giải mối bất hòa giữa các đồng minh”, nhưng chiến dịch vây ép tổng lực nhằm vào Qatar cho thấy Saudi Arabia và các đối tác đã có kế hoạch trước.

Chưa rõ là chính quyền Donald Trump đã buộc Saudi Arabia phải thực hiện những hành động này, hay là Mỹ không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận hành động của Saudi Arabia. Nhưng giới phân tích cho rằng, Saudi Arabia sẽ không dám thực hiện “một điều gì đó mạnh mẽ” nếu không có sự đồng thuận của Hoa Kỳ.

Vấn đề này đặc biệt đang lưu ý kể từ khi hành động này diễn ra sau chuyến thăm cấp cao của Tổng thống Trump tới Saudi Arabia. Sau những giờ phút im lặng đầu tiên, Tổng thống Trump cuối cùng đã lên Twitter ủng hộ Saudi Arabia chống lại Qatar, bất kể việc Mỹ vẫn duy trì sự hiện diện quân sự lớn ở nước đó.

Khủng hoảng Qatar diễn ra sau chuyến thăm Saudi Arabia của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Trump nói rằng, sự thay đổi trong chính sách của Qatar sẽ là một bước tiến quan trọng để giải quyết vấn đề khủng bố. Điều này cho thấy Washington có thái độ nghiêng về Riyadh, do đó, Mỹ sẽ chỉ can thiệp nếu tình hình xấu nhất xảy ra đối với quân nhân Mỹ ở Qatar.

Những nguyên nhân chính

Bản chất của cuộc khủng hoảng cho thấy những căng thẳng đã âm ỉ từ lâu giữa các quốc gia thuộc “Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh” (GCC), cuối cùng đã bùng nổ. Vậy, đó là những nguyên nhân nào?

Mâu thuẫn xuất phát từ chia sẻ quyền lợi

Đối đầu Qatar-Saudi hiện nay đã bộc lộ sự hình thành của phe cánh thân Saudi Arabia và một số quốc gia sẵn sàng hậu thuẫn Qatar, đồng thời thể hiện rõ những mâu thuẫn giữa các nước này, mà trên thực tế, chẳng có liên quan gì đến khủng bố.

Không giống như Hoa Kỳ hay Nga, những nước sản xuất dầu lớn nhưng có nền kinh tế đa dạng, các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh không thể duy trì được “cơn đau giá dầu giảm” trong một thời gian dài. Các cuộc chiến tranh tốn kém của Saudi Arabia ở Syria và Yemen chỉ làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.

Do ngành kinh doanh chính của Qatar là khí tự nhiên có sản lượng vượt xa các nước OPEC (là nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 thế giới sau Nga và Iran), có thể Saudi Arabia đang cố gắng buộc Qatar, nước có GDP bình quân đầu người cao nhất trên thế giới, phải chia sẻ một số tài sản của nước này với các nước Ả Rập.

Mâu thuẫn trong cuộc “chiến tranh vì dầu mỏ” ở Syria

Giới phân tích cho rằng, những hành động quyết liệt giữa hai bên chắc chắn sẽ không xảy ra nếu những tham vọng mà Saudi Arabia và Qatar đặt cược vào Syria đã thực hiện thành công.

Mục đích cuối cùng của họ là đặt đường ống dẫn dầu và khí đốt qua lãnh thổ của Syria, cũng như chiếm đoạt các mỏ dầu ở phía Đông của Syria, bằng cách sử dụng tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS như là một tấm bình phong, với sự chấp thuận ngầm của Chính quyền Obama.

Trong khi kết quả cuộc chiến tại Syria vẫn chưa rõ ràng, các nỗ lực của Saudi Arabia và Qatar để mở rộng sự giàu có của họ với “chi phí xương máu” của người dân Syria đã thất bại, do đó, hai đồng minh thực dụng - mà quân đội ủy nhiệm của họ đã cạnh tranh lâu dài, thậm chí đã từng đụng độ nhau ở Syria - đã bật lại nhau.

Đe dọa vai trò lãnh đạo khối “NATO Sunni” của Saudi Arabia

Saudi Arabia đang cố gắng thiết lập sự thống trị chính trị trong khu vực, như một phần của khái niệm "NATO Sunni" vừa được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh Ả rập-Hồi giáo-Mỹ vào ngày 21/5 vừa qua, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Tuy nhiên, chính sách đối ngoại độc lập của Doha thường lờ đi vai trò của Riyadh hoặc thậm chí làm cho những chiến lược của Saudi Arabia bị “sa lầy” mà cụ thể là ở Syria và Libya. Do đó, Qatar là một trở ngại lớn trong mục tiêu thâu tóm quyền lãnh đạo khối NATO Ả rập của nước này.

Một vấn đề lớn khác đối với Qatar là chính sách ngoại giao mềm mỏng của họ đối với Iran, điều này đối lập hoàn toàn với cách tiếp cận cứng rắn của Saudi Arabia và các quốc gia Ả rập khác. Do đó, Riyadh không bao giờ để Doha có thể tự do trong cách tiếp cận đối với Tehran.

Cảnh cáo những kẻ “đi chệch đường”

Chính sách đối ngoại “chệch đường” của Qatar là lý do tại sao các quốc gia như Ai Cập và Israel đã ủng hộ các động thái của Saudi Arabia, khi cáo buộc Doha là “Nhà tài trợ chính” của tổ chức “Anh em Hồi giáo” và Hamas - những đối thủ lớn đối với hai nước này.

Kể từ khi "Sunni NATO" nhắm mục tiêu đánh bại Iran, việc Doha bắt tay với Tehran là một sự đau đầu lớn cho tổ chức tương lai này, và nếu thành công trong việc phá vỡ chính sách ngoại giao độc lập của Qatar, Saudi Arabia sẽ tự trở thành quyền lực chính trị thống trị trong bán đảo Ả-rập.

Sau này, “hình phạt” khắc nghiệt đối với Qatar cũng sẽ là cảnh báo có giá trị nhất cho bất kỳ nước vùng Vịnh nhỏ bé nào khác, buộc họ phải từ bỏ những nỗ lực theo đuổi một chính sách đối ngoại độc lập với Saudi Arabia.

Mỹ được gì trong cuộc khủng hoảng Qatar?

Với ý nghĩ đó, chuyến thăm gần đây của Trump tới Saudi Arabia, kết thúc với nghi lễ "quả cầu rực rỡ kỳ lạ", có được một ý nghĩa mới.

Mặc dù chúng ta vẫn chưa biết “hành lang hoạt động” mà Washington đưa ra cho Riyadh trong các hoạt động của mình với Doha là như thế nào nhưng hành động của ông Donald Trump trong chuyến thăm Saudi Arabia dường như có ý định gửi một thông điệp rằng, Saudi Arabia có đầy đủ niềm tin và quyền hạn hành động mà Hoa Kỳ đã trao và rõ ràng là Qatar đã không chú ý đến cảnh báo này.

Nếu hành động của Saudi Arabia dẫn tới kết quả là Qatar phải từ bỏ sự hậu thuẫn cho tổ chức “Anh em Hồi giáo” và Hamas, nó sẽ giúp Hoa Kỳ khôi phục lại vị thế chính trị của mình trong khu vực bằng cách thu hút cả Israel và đặc biệt là Ai Cập, gần gũi Mỹ hơn.

Khủng hoảng Qatar đã chỉ ra những mâu thuẫn chí mạng của các đồng minh Mỹ ở vùng Vịnh

Vấn đề cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là so với Saudi Arabia Qatar có mối quan hệ tốt đẹp hơn với cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, điều này đã làm dấy lên thêm lo ngại ở Washington rằng, Moscow sắp chiếm vị trí của Mỹ như là cường quốc bên ngoài khu vực có ảnh hưởng nhất ở Trung Đông.

Kết quả của chính sách ngoại giao khôn ngoan của Nga và các tham vọng khu vực của Thổ Nhĩ Kỳ dẫn tới sự xuất hiện của “bộ tứ quyền lực mới” Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ-Qatar, sẽ là một kịch bản ác mộng đối với cả Riyadh và chính quyền Washington.

Tuyên bố của Ankara về việc triển khai 3000 quân tại Qatar cho thấy cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn Moscow đều nhận thức được rằng trong tương lai về sau, việc Saudi Arabia thống nhất bán đảo Ả-rập và thâu tóm quyền lãnh đạo sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của họ và thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ.

Khủng hoảng Saudi-Qatar không phải là cuộc xung đột nội bộ trong "Thế giới Tự do" đầu tiên mà Mỹ dường như không có khả năng giải quyết. Trên thực tế đây là một cuộc đối đầu nghiêm trọng và có tiềm ẩn sự nguy hiểm rất lớn giữa hai đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ.

Xét rằng cả Qatar và Saudi Arabia đều là thành viên của "Thế giới tự do" mà Hoa Kỳ là nhà lãnh đạo không thể tranh cãi, thực tế là một vài sự bất đồng về chính sách giữa các thành viên này không còn dễ dàng dập tắt như trước đây Do đó, Mỹ có thể sử dụng hình thức khác.

Chúng ta đã nhìn thấy việc nước Anh rời Liên minh châu Âu đang diễn ra, mâu thuẫn trầm trọng giữa Thổ Nhĩ Kỳ với cả EU và NATO, sự thất bại của các giao dịch thương mại đa phương giữa TTIP và TPP đối với Hoa Kỳ và một số dấu hiệu khác chính trong nội bộ nước Mỹ.

Do đó, việc sử dụng Saudi Arabia chống lại Qatar cho thấy Hoa Kỳ có thể đang tiến tới mô hình “quản trị đế quốc” kiểu khác, cụ thể là “chia để trị”, tức “chia rẽ để thống trị” các quốc gia trong liên minh của mình.

Trong ngắn hạn điều này có thể thành công. Tuy nhiên, nhận thức của các đồng minh của Hoa Kỳ đang ngày một thay đổi, thúc đẩy họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Moscow, từ đó, chúng ta thấy nổi lên những câu chuyện về "sự can thiệp của Nga", đặc biệt là trong trường hợp của Qatar.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói