Natri picosulfat (sodium picosulfate) là thuốc kích thích nhuận tràng giống như bisacodyl, dùng để điều trị táo bón và để thụt tháo đại tràng trước khi chụp chiếu hay phẫu thuật đại tràng.
Sau khi uống, thuốc kích thích nhu động ruột sau khi được vi khuẩn đường ruột chuyển hóa. Các sản phẩm chuyển hóa tác động lên các thụ thể hóa học của các nơron trong thành ruột, gây ức chế hấp thu nước từ lòng ruột do đó làm thể tích phân tăng và kích thích nhu động ruột.
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Tác dụng thường xuất hiện sau từ 10 - 14 giờ. Nếu dùng cùng với magnesi citrat để thụt tháo đại tràng thì tác dụng có thể xuất hiện chỉ sau 3 giờ. Hiện thuốc có dạng thuốc nước (uống theo giọt) và viên nén. Tuy nhiên, đối với người bệnh bị tắc ruột; người bệnh bị đau bụng mà chưa có chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ cần can thiệp ngoại khoa cấp cứu thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Khi có viêm nhiễm đường ruột cần dùng thuốc hết sức thận trọng.
Không dùng thuốc kéo dài (dùng thuốc kéo dài hay quá liều có thể gây tiêu chảy, mất nhiều nước và rối loạn điện giải, đặc biệt là kali; có thể bị liệt đại tràng do mất trương lực) và không dùng natri picosulfat và magnesi citrat khi người bệnh nghi có giãn đại tràng do ngộ độc.
Không dùng thuốc cho người mang thai, người cho con bú. Khi dùng thuốc người bệnh có thể gặp triệu chứng đau bụng (đau thắt đại tràng), tiêu chảy… cần thông báo cho bác sĩ để được xử lý thích hợp.
Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!