Kích cầu tiêu dùng gắn với bình ổn thị trường cuối năm ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Cuối năm là thời điểm nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng tăng cao. Sở Công thương Hà Tĩnh cùng các đơn vị liên quan, các nhà phân phối, bán lẻ đang tích cực đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng và thực hiện công tác bình ổn thị trường.

“Tung” khuyến mãi kích cầu tiêu dùng

Thời điểm này, các siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp bán lẻ tại Hà Tĩnh đang triển khai nhiều chương trình kích cầu tiêu dùng với các hình thức khác nhau như: giảm giá sâu, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng...

Kích cầu tiêu dùng gắn với bình ổn thị trường cuối năm ở Hà Tĩnh

Siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi dịp cuối năm.

Là đơn vị bán lẻ chiếm thị phần lớn tại TP Hà Tĩnh, ông Trần Đình Chung – phụ trách marketing siêu thị Co.opmart Hà Tĩnh cho biết: “Siêu thị liên tiếp triển khai các chương trình kích cầu nhân dịp Giáng sinh, chào năm mới với nhiều hình thức khuyến mãi như: giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, tặng quà, mua 1 tặng 1, tích lũy hóa đơn để nhận quà... Trong đó, tập trung các mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao dịp cuối năm và các giỏ quà tết. Ghi nhận trong tháng 12, sức mua tại siêu thị đã tăng dần so với thời điểm trước đó, hi vọng gần tết, lượng khách mua sắm sẽ tăng”.

Với ngành hàng điện tử, đồ gia dụng, quần áo, giày dép, phụ kiện, xe máy, ô tô..., các đại lý cũng quảng bá rầm rộ các chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng đến mua sắm. Chị Ngọc Anh – quản lý cửa hàng thời trang Savani tại TP Hà Tĩnh cho biết: “Cửa hàng đang thực hiện chương trình “Tổng xả kho chào năm mới” với mức giảm giá cao nhất lên đến 80% kèm theo tặng quà để thu hút khách hàng đến mua sắm. Các chương trình ưu đãi hấp dẫn cùng với thời tiết chuyển lạnh nên nhu cầu mua sắm sản phẩm quần, áo của người dân những ngày này tăng cao”.

Kích cầu tiêu dùng gắn với bình ổn thị trường cuối năm ở Hà Tĩnh

Các cửa hàng thời trang thực hiện chương trình giảm giá ở mức hấp dẫn để thu hút khách hàng mua sắm.

Không chỉ mang lại lợi ích cho người bán, các chương trình khuyến mãi cuối năm cũng giúp người dân mua được hàng hóa giá tốt, tiết kiệm chi phí tiêu dùng. “Cuối năm, gần tết bao giờ cũng là thời điểm phải mua sắm rất nhiều đồ dùng, bởi vậy tôi thường theo dõi thông tin khuyến mãi của các đơn vị kinh doanh lớn để mua được những sản phẩm có giá giảm so với giá niêm yết” – chị Nguyễn Phương Huyền (phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) bày tỏ.

Theo nhận định của Sở Công thương, hoạt động thương mại - dịch vụ những tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh tăng trưởng khá. Nguồn cung hàng hóa đảm bảo, đa dạng, giá cả cơ bản ổn định. Nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá được các doanh nghiệp thực hiện không chỉ hỗ trợ sản xuất kinh doanh mà còn là giải pháp hữu hiệu góp phần bình ổn thị trường, tạo thêm dư địa cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Số liệu của Sở Công thương cho thấy, sức mua trong tháng cuối năm có xu hướng tăng. Cụ thể, doanh thu bán lẻ tháng 12/2023 đạt hơn 5.892 tỷ đồng, tăng 8,6% so với tháng 11/2023, tập trung các nhóm hàng như: lương thực, thực phẩm; hàng may mặc; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình; ô tô con...

Bình ổn thị trường tiêu dùng

Theo dự báo của Sở Công thương, sức mua dịp cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024 sẽ tăng khoảng 5-10% so với cùng kỳ năm trước và tăng 20-25% so với ngày thường. Từ nay đến tết Nguyên đán, nhu cầu hàng hóa, đi lại tăng cao, thị trường bán lẻ sẽ sôi động hơn. Để đảm bảo nguồn hàng cho dịp cuối năm và mua sắm tết với nhu cầu tăng, các đơn vị phân phối, bán lẻ đã chủ động dự trữ các mặt hàng dự báo sức tiêu thụ cao để không xảy ra gián đoạn trong cung cấp hàng hóa cũng như đột biến về giá cả.

Kích cầu tiêu dùng gắn với bình ổn thị trường cuối năm ở Hà Tĩnh

Các doanh nghiệp phân phối, bán lẻ đã chủ động dự trữ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm.

Vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Theo đó, các mặt hàng tham gia bình ổn gồm: gạo, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, trứng gia cầm. thủy hải sản, đường, bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm, dầu ăn, rau củ, nước đóng chai, xăng dầu.

Là một trong những doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường cuối năm 2023 và tết Nguyên đán, ông Võ Công Hải – Giám đốc siêu thị Winmart Hà Tĩnh cho biết: “Chúng tôi đã chủ động lên kế hoạch, làm việc với các đơn vị sản xuất từ sớm để chuẩn bị lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu mua sắm tăng cao của người tiêu dùng trong dịp cuối năm và tết với tổng giá trị hàng hóa khoảng 20 tỷ đồng. Trong đó, những mặt hàng được chú trọng chủ yếu là lương thực, thực phẩm, các loại gia vị, bánh kẹo, các loại nước giải khát... Hiện nay, nhiều mặt hàng tết đã được dự trữ trong kho, riêng các măt hàng thời hạn sử dụng ngắn sẽ “cập bến” muộn hơn”.

Phó Giám đốc Sở Công thương Võ Tá Nghĩa thông tin: “Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh, Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị liên quan triển khai thực hiện. Trọng tâm là theo dõi tình hình diễn biến thị trường, nguồn cung hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu; chủ động phương án, phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất UBND tỉnh các biện pháp cân đối cung cầu, ổn định thị trường. Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tổ chức chương trình đưa hàng Việt về nông thôn kết hợp với các chương trình hội chợ kích cầu tiêu dùng, đảm bảo hàng hóa phân phối đến người tiêu dùng một cách thuận lợi...”.

Kích cầu tiêu dùng gắn với bình ổn thị trường cuối năm ở Hà Tĩnh

Lực lượng quản lý thị trường Hà Tĩnh kiểm soát hàng hóa lưu thông trên địa bàn dịp cuối năm.

Các đơn vị liên quan như Sở NN&PTNT, Sở Y tế, Sở Tài Chính, Cục Quản lý thị trường... theo chức năng, nhiệm vụ được phân công cũng chủ động các giải pháp, thường xuyên theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả thị trường; đánh giá tình hình sản xuất nguồn cung lương thực, thực phẩm trên địa bàn cung cấp cho thị trường; tăng cường công tác quản lý, kiểm tra về an toàn thực phẩm...

Ông Nguyễn Đình Khoa – Phó Cục trưởng Cục QLTT Hà Tĩnh cho biết: “Cục QLTT tập trung, quyết liệt triển khai công tác quản lý địa bàn, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại. Đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu tiêu dùng cao dịp cuối năm. Cùng đó, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán trái phép pháo nổ, pháo hoa các loại”.

Chủ đề Thị trường, Thương mại - Dịch vụ

Đọc thêm

Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng ngày 15/5 sẽ bật tăng?

Giá xăng dầu ngày 15/5 được dự báo sẽ bật tăng sau 2 phiên giảm liên tiếp, mức tăng dự kiến dao động 350-500 đồng/lít.
Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "rơi" thẳng đứng

Giá vàng thế giới "bốc hơi" gần 70 USD ngay phiên đầu tuần, sau khi Mỹ và Trung Quốc công bố đã đạt được thoả thuận tạm hoãn thuế trong vòng 90 ngày.
Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Tài chính thị trường ngày 12/5: Nở rộ trào lưu đầu tư bạc thỏi

Với chi phí thấp hơn vàng, dễ tiếp cận và tiềm năng tăng giá, bạc miếng và bạc thỏi đang trở thành lựa chọn tích sản mới, thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/5 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Vẫn ở mức cao

Giá vàng hôm nay 12/5/2025: Giá vàng tiếp tục được điều chỉnh vào tuần trước. Nhiều ý kiến cho rằng, dù đà tăng của vàng có thể sẽ bị hạn chế trong tuần này, nhưng giá vẫn sẽ ở mức cao.
Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/5/2025: Giá vàng tăng khi đồng USD yếu

Giá vàng hôm nay 10/05/2025: Giá vàng đã tăng hơn 1%, khi đồng USD giảm nhẹ, trong bối cảnh thị trường đang phản ứng với những phát biểu mới nhất về thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm cuộc gặp cuối tuần giữa Mỹ và Trung Quốc.
Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Nỗi lo hàng giả, làm sao để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn nạn hàng giả là câu chuyện không mới nhưng chưa khi nào hết nhức nhối trong xã hội. Các vụ việc sản xuất hàng giả liên tiếp được phát hiện càng khiến người tiêu dùng trong nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng lo lắng.
Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Vì sao hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc

Dưới làn sóng chuyển đổi số, các ngân hàng đang cắt giảm mạnh nhân sự, có nơi giảm cả nghìn người. Tuy nhiên, vẫn có những nhà băng khẳng định sẽ tiếp tục tuyển dụng nhân sự mới.