Kích hoạt báo động đỏ liên viện, cứu sản phụ sốc mất máu do vỡ tử cung

(Baohatinh.vn) - Các bác sỹ Bệnh viện Đa khoa thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vừa cấp cứu thành công sản phụ sốc mất máu nhiều do vỡ tử cung, rau tiền đạo trung tâm.

Trước đó, vào khoảng 12h trưa 17/9, Bệnh viện đa khoa thị xã Kỳ Anh tiếp nhận sản phụ N.T.O (32 tuổi, ở phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh) đang mang thai lần 3 (thai 27 tuần). Sản phụ vào viện trong tình trạng kích thích vật vã, da xanh niêm mạc nhạt, huyết áp 75/50 mmHg, mạch nhanh nhẹ khó bắt tần số 130 lần/phút, đau bụng nhiều từng cơn, đau vết mổ nhiều, âm đạo có nhiều máu, siêu âm bụng có dịch tự do ổ bụng lượng vừa.

Kích hoạt báo động đỏ liên viện, cứu sản phụ sốc mất máu do vỡ tử cung

Bác sỹ Bệnh viện Đa khoa TX Kỳ Anh chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật.

Sản phụ được kíp trực chẩn đoán sốc mất máu/vỡ tử cung/rau tiền đạo trung tâm/thai lần 3, thai 27 tuần, tiền sử mổ lấy thai 2 lần. Nhận thấy đây là trường hợp nguy kịch, nếu không phẫu thuật kịp thời sẽ đe dọa tính mạng bệnh nhân, ngay lập tức, BVĐK thị xã Kỳ Anh đã kích hoạt báo động đỏ liên viện đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. Đồng thời, cho bệnh nhân được hồi sức tích cực và chuyển lên khoa gây mê hồi sức để phẫu thuật.

Với sự phối hợp giữa bác sỹ, kỹ thuật viên BVĐK tỉnh Hà Tĩnh cùng các bác sỹ BVĐK thị xã Kỳ Anh, bệnh nhân được phẫu thuật bằng cắt toàn bộ tử cung cầm máu.

Trong khi phẫu thuật, sản phụ mất máu số lượng nhiều cần truyền máu cấp cứu. Tuy nhiên, nguồn máu từ người nhà của sản phụ thời điểm đó chưa có nên kíp mổ đã xin ý kiến trực lãnh đạo và liên hệ với BCH Công đoàn để huy động máu từ nguồn “Ngân hàng máu sống”. Theo đó, Bác sỹ Nguyễn Minh Hiếu (phụ trách Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viện) đã tình nguyện hiến 1 đơn vị máu truyền cho sản phụ.

Sau 1 ngày phẫu thuật, bệnh nhân tạm ổn định. Bác sỹ Lê Thị Kim Oanh - Phó Giám đốc phụ trách BVĐK thị xã Kỳ Anh cho biết, thực hiện quy trình “báo động đỏ” liên viện đã mang lại hiệu quả lại cao trong công tác cấp cứu bệnh nhân, trong đó đáng chú ý là huy động được lực lượng nhanh nhất, phối hợp đồng bộ để cấp cứu bệnh nhân. Áp dụng quy trình “báo động đỏ”, cơ hội cứu sống bệnh nhân tăng lên rõ rệt, nhất là những ca nguy cơ tử vong cao".

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?