(Baohatinh.vn) - Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với những người kinh doanh sử dụng chất cấm này trong bảo quản, chế biến thực phẩm?
Chị Nguyễn Thị Thắm, trú tại TP Hà Tĩnh hỏi: Hiện nay, có nhiều người kinh doanh sử dụng hàn the để bảo quản, chế biến thực phẩm, ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe người tiêu dùng. Vậy, xin hỏi pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với những người kinh doanh sử dụng chất cấm này trong bảo quản, chế biến thực phẩm?
Cơ quan chức năng phát hiện 45 kg giò có chứa hàn the tại cơ sở sản xuất giò chả Hồng Thoan (thôn Xuân Hải, xã Thạch Bằng), do ông trần Văn Thoan làm chủ.
Trả lời: Hàn the là chất bị Bộ Y tế cấm sử dụng làm chất phụ gia trong chế biến thực phẩm. Tên hóa dược của hàn the là Borax. Borax được sử dụng trong các loại chất tẩy rửa, xà phòng, chất khử trùng và thuốc trừ sâu, dùng làm men thủy tinh, men gốm và làm cứng đồ gốm sứ. Thế nhưng, hiện nay, hàn the lại đang được sử dụng rộng rãi trong chế biến và bảo quản thực phẩm.
Theo Điều 6, Nghị định 178/2013/NĐ-CP của Chính phủ xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, những vi phạm quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm sẽ có mức phạt như sau:
Phạt tiền từ 3-5 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng vượt quá giới hạn cho phép.
Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuộc danh mục được phép sử dụng theo quy định nhưng đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn thực phẩm tương ứng.
Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm ngoài danh mục được phép sử dụng.
Phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm có chứa chất độc hại.
Phạt tiền bằng 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 6 điều này nếu mức tiền phạt cao nhất của khung tiền phạt quy định tại khoản 6 điều này thấp hơn 3,5 lần tổng giá trị thực phẩm vi phạm tại thời điểm vi phạm.
Hình thức xử phạt bổ sung: a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 2-3 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 điều này; b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm từ 3-6 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 6 điều này. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 điều này.
Chị Phan Ánh Chi (phường Nam Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng phức tạp. Vậy, pháp luật quy định hình phạt đối với cá nhân phạm tội như thế nào?
Qua các phiên tiếp công dân, các cấp ở Hà Tĩnh đã trực tiếp giải đáp, tháo gỡ vướng mắc, góp phần giải quyết các kiến nghị ngay từ cơ sở, hạn chế tình trạng khiếu kiện vượt cấp.
Hơn 150 phạm nhân được đề nghị đặc xá và sắp chấp hành xong án phạt tù tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) đã được tuyên truyền pháp luật, tư vấn hướng nghiệp.
Lo ngại về lứa tuổi học sinh vi phạm pháp luật, Công an xã Thạch Kênh (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ ông bà, cha mẹ và các em để trao đổi, tuyên truyền pháp luật.
Triển khai các hoạt động hưởng ứng Tuần cao điểm “An toàn giao thông học đường” góp phần nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ cho đoàn viên, thanh thiếu nhi Hà Tĩnh.
Anh Nguyễn Trung Hiếu (TP Hà Tĩnh) hỏi: Tôi có người thân là phụ nữ đang nuôi con 24 tháng tuổi bị khởi tố về tội đánh bạc, trường hợp này có bị tạm giam không?
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá. Đường dây được xác định do 2 đối tượng Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu.
Những cái chết oan uổng, những tổn thương dai dẳng về thể chất và tinh thần sau mỗi vụ tai nạn giao thông khiến nhiều cuộc đời, nhiều gia đình không bao giờ tròn vẹn được nữa.
Các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đưa các chủ trương, chính sách mới vào cuộc sống, nhất là về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Tại họp báo của Bộ Công an chiều 4/4, Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố Hằng Du mục, Quang Linh Vlogs và các bị can liên quan vụ kẹo rau củ Kera.
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở mỗi gia đình và cộng đồng dân cư tại Hà Tĩnh là yếu tố quan trọng góp phần hình thành ý thức tham gia giao thông, giảm thiểu các vụ tai nạn, va chạm trên địa bàn.
Với hành vi gian dối về khả năng đưa người đi xuất khẩu lao động và "vẽ" ra cơ hội trúng thầu đất tái định cư, Thái Thị Phương (trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã khiến 4 bị hại sập bẫy.
Năm 2025, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) quyết tâm thực hiện tốt công tác bảo vệ, PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, góp phần phát triển kinh tế lâm nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái.
Vụ án lừa đảo lao động tại Đặc khu kinh tế (ĐKKT) Tam giác vàng (Lào) là hồi chuông báo động về tình trạng lừa đảo ngày càng tinh vi, nguy hiểm. Công lý đã được TAND tỉnh Hà Tĩnh trả lại cho các bị hại.
Hành vi vận chuyển pháo cấm từ Lào về Việt Nam bán kiếm lời của Nguyễn Văn Ánh (Hải Dương) bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố về tội “Buôn bán hàng cấm”.
Anh Lê Xuân Thanh (phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) hỏi: Hành vi sử dụng thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của cá nhân để chiếm đoạt tài sản của chủ tài khoản, chủ thẻ sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong tháng 3, Điện lực Hà Tĩnh liên tục nhận phản ánh của khách hàng về việc bị đối tượng giả mạo nhân viên điện lực với mục đích lừa đảo. Nhiều người trong số đó bị chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan An ninh điều tra Công an thành phố Huế đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với đối tượng Nguyễn Xuân Bình về hành vi "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Các đại biểu tham dự đã đóng góp nhiều ý kiến chất lượng, góp phần hoàn thiện đề án "Tăng cường chuyển đổi số trong công tác PBGDPL trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2025-2030".
Ngoài chú trọng đổi mới hình thức, việc lựa chọn nội dung tuyên truyền pháp luật phù hợp với đặc trưng của từng địa bàn, sát các nhóm đối tượng được Hà Tĩnh đặc biệt quan tâm.
Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (Bộ Công an) phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ, triệt phá đường dây sản xuất ma tuý lớn nhất từ trước tới nay, thu giữ 1,4 tấn ketamin với độ tinh khiết rất cao cùng 80 tấn hoá chất...