Hà Tĩnh: Nỗ lực cao độ cho GPMB dự án FORMOSA

Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư khu liên hợp thép 7,5 triệu tấn/năm và cảng Sơn Dương vào Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) với số vốn giai đoạn 1 gần 8 tỷ USD là dự án trọng điểm quốc gia và FDI lớn nhất Việt Nam. Hà Tĩnh đang nỗ lực cao độ cho việc giải phóng mặt bằng (GPMB), di dời, tái định cư (TĐC) hàng ngàn hộ dân của dự án này đến nơi ở mới đảm bảo an sinh xã hội….

Lãnh đạo tỉnh cùng người dân và đoàn TN tình nguyện giúp đào móng làm nhà mới cho những hộ di dân đến khu tái định cư.
Lãnh đạo tỉnh cùng người dân và đoàn TN tình nguyện giúp đào móng làm nhà mới cho những hộ di dân đến khu tái định cư.

Để phục vụ dự án này, Hà Tĩnh phải bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư với diện tích 3.035 ha, trong đó 1.069 ha mặt nước cùng việc di dời, TĐC cho 1.863 hộ thuộc 5 xã của huyện Kỳ Anh. Từ trước đến nay, Hà Tĩnh mới GPMB với những dự án liên quan đến di dời vài trăm hộ dân đã gặp bao khó khăn vất vả, nay phải đối mặt với quy mô TĐC hàng ngàn hộ dân. Cộng với áp lực thời gian bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư khá hạn hẹp. Nguồn ngân sách dành cho GPMB, xây dựng khu TĐC, hỗ trợ đào tạo nghề, việc làm lên đến nhiều ngàn tỷ đồng, trong lúc tỉnh ta dựa vào nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ là chủ yếu. Đây quả là thách thức lớn mà Hà Tĩnh phải tập trung giải quyết.

Triển khai tốt dự án Formosa là cơ hội quý để tạo sự lan toả, thu hút các dự án đầu tư khác, góp phần giúp Hà Tĩnh chuyển đổi mạnh mẽ kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ và giải quyết việc làm. Chính vì thế Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xác định rõ những khó khăn, thách thức để tập trung nguồn lực giải quyết, phân công cán bộ phụ trách nhằm bàn giao mặt bằng theo cam kết với nhà đầu tư và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân đến khu TĐC có cuộc sống tốt hơn…Quyết tâm đó được thể hiện qua con số khả quan. Chỉ sau lễ khởi công dự án hơn một năm, chúng ta đã nhanh chóng bồi thường, hỗ trợ xong 1.600 ha đất nông nghiệp liên quan đến 3.449 hộ dân với số tiền hơn 540 tỷ đồng; và đã bàn giao (giai đoạn 1) diện tích 1.500 ha đất cho nhà đầu tư. Đồng thời đã kiểm đếm, áp giá được gần 67% số hộ. Trong đó xã Kỳ Liên đã cơ bản kiểm đếm, áp giá xong; hơn 60% số hộ đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, đang tiến hành di dời và xây dựng nhà tại Khu TĐC; xã Kỳ Long 80% số hộ đã kiểm đếm và áp giá… Xin được nói thêm, với số tiền bồi thường, hỗ trợ là rất lớn, bà con đã tính toán chi tiếu hợp lý và phần đa đã gửi tiết kiệm.

Khi triển khai dự án lớn nhà đầu tư quan ngại nhất vẫn là công tác GPMB, nhưng thời gian qua, tỉnh ta triển khai công việc này khá tốt và nhận được sự đồng thuận của đa số người dân trong vùng dự án Formosa. Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, chưa bao giờ Hà Tĩnh lại có đợt tuyên truyền sâu rộng như thế. Trao đổi với một số cán bộ cơ sở, trong đó có ý kiến của Xóm trưởng xóm Liên Phú (xã Kỳ Liên) Nguyễn Xuân Miễn: “ Tuỳ vào tình hình đặc điểm của từng cụm dân cư, từng dòng họ, chúng tôi có cách vận động cho phù hợp, theo phương châm “một kèm một” (đoàn thể nào vận động hội viên ấy) và thuyết phục người có uy tín trong gia đình, dòng họ… với rất nhiều cuộc họp chính thức và không chính thức, để từng người dân hiểu rõ dự án và có trách nhiệm chia xẻ”.

Cụ Trần Việt (80 tuổi) ở xóm Liên Phú (xã Kỳ Liên) là thương binh trong kháng chiến chống thực

Kinh nghiệm cho thấy, ở địa phương nào, cán bộ đảng viên gương mẫu thực hiện; huy động được sức mạnh của cấp uỷ, chính quyền, sự nhiệt tình của đoàn thể các cấp vào công việc, sâu sát thực tế và thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của nhân dân thì ở đó kết quả đạt cao. Chính nhờ sự kiên trì vận động mà đã tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

dân Pháp tâm sự: Khi Nhà nước cần thu hồi đất đai, để thực hiện chủ trương lớn như dự án Formosa, làm giàu cho dân, cho nước thì mình có trách nhiệm hy sinh quyền lợi, chia sẻ khó khăn để di dời về khu TĐC mới. Tôi đã vận động gia đình, con cháu tiên phong đi trước để nhường mảnh đất mà đã gắn bó nhiều đời nay cho dự án”.

Cùng với việc ban hành cơ chế chính sách GPMB linh hoạt, phù hợp với quy định và thực tế, tỉnh đã thành lập Ban chỉ đạo GPMB, di dời TĐC do Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng ban và tăng cường cán bộ các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan để hỗ trợ Kỳ Anh giải quyết kịp thời công việc. Sự hoạt động tích cực, sâu sát của Ban chỉ đạo GPMB các cấp đã kịp thời giúp tỉnh giải quyết những vướng mắc xẩy ra, nhất là cơ chế chính sách nhằm đẩy nhanh tiến độ GPMB. Đồng thời với công tác GPMB Hà Tĩnh đã huy động các nhà thầu lớn tập trung xây dựng mặt bằng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội cho các khu TĐC, nhưng hệ thống giao thông, điện, nước, trường, trạm xá, nhà thờ, khu hành chính, nghĩa trang…với khối lượng xây lắp hoàn thành lên đến cả ngàn tỷ đồng. Đã tổ chức di dời dân lên khu TĐC một cách tuần tự, nhiều đợt, tránh dồn cục, không gây khó khăn trong công tác di chuyển hay “sốt” vật liệu xây dựng. Những hộ dân lên khu TĐC đợt đầu tiên nhận được sự hỗ trợ, góp sức của 500 đoàn viên thanh niên tình nguyện, lực lượng vũ trang, công an với hàng trăm lượt phương tiện trong vận chuyển nhà cũ, xây dựng nhà mới.

Sự giúp đỡ nhiệt tình một cách có hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, nhất là vấn đề tài chính đảm bảo cho công tác đền bù, GPMB, xây dựng các Khu TĐC và di dời, TĐC gần 2.000 hộ dân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Bộ Giáo dục đã tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư đào tạo nguồn nhân lực cho các dự án lớn tại Hà Tĩnh và các tỉnh Bắc Trung bộ. Tại hội nghị này, Tập đoàn Formosa đã ký kết với Trường đại học Hà Tĩnh đào tạo nguồn nhân lực cho dự án, đặc biệt ưu tiên cho con em trong vùng dự án.

Niềm vui khi được nhận bìa đỏ ở khu TĐC Kỳ Liên.
Niềm vui khi được nhận bìa đỏ ở khu TĐC Kỳ Liên.

Tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành thực hiện của cấp uỷ, chính quyền và đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cùng sự đồng thuận chia sẻ của người dân nên trong thời gian ngắn, công tác GPMB, xây dựng các khu TĐC đi cùng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật được triển khai quyết liệt và nhanh chóng. Tuy nhiên, so với cam kết, chúng ta vẫn chưa đạt yêu cầu. Thời gian theo cam kết với nhà đầu tư phải bàn giao mặt bằng không còn nhiều, trong khi đó việc kiểm kê, áp giá tại một số địa phương còn chậm, như Kỳ Lợi mới đạt 37,8%, Kỳ Phương 54,5%... Và để bàn giao mặt bằng thì phải di dời hơn 1800 hộ dân, và đi theo nhà thờ họ, lăng mộ, hội quán, trạm y tế, trường học, trụ sở... là khó thể thực hiện được. Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền cơ sở chưa thực sự nhiệt tình, trách nhiệm không cao; chi bộ chưa phát huy được vai trò lãnh đạo, còn có cán bộ, đảng viên né tránh trách nhiệm, nói không đi đôi với làm; các tổ chức đoàn thể chưa vận động thuyết phục được quần chúng nhân dân. Sự phối hợp giải quyết những v­­ướng mắc giữa chủ đầu tư, các ban ngành liên quan­ với cấp uỷ, chính quyền, Hội đồng bồi th­ường, TĐC, GPMB huyện và chính quyền cơ sở trong một số khâu của quá trình thực hiện chư­a nhịp nhàng, thiếu kịp thời, có biểu hiện đùn đẩy, né tránh, ngại va chạm. Một số đối tượng quá kích có lời lẽ và hành động cản trở quá trình thực hiện chưa được xử lý nghiêm khắc. Công tác quản lý Nhà n­­ước ở cơ sở còn nhiều hạn chế, tình trạng không ít hộ gia đình, tự ý lấn chiếm đất đai, cơi nới xây dựng mới các công trình sau khi cắm mốc quy hoạch còn xẩy ra chưa được xử lý dứt điểm và nghiêm túc...

Hiện nay, các nhà thầu đang tập trung nguồn lực, thi công liên tục ba ca, đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục hạ tầng kỹ thuật các Khu TĐC để chuẩn bị đón sự di chuyển hàng loạt hộ dân đến cùng lúc. Đây là việc làm hết sức gian nan, có nhiều thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực với nhiều giải pháp đồng bộ. Hơn bao giờ hết, Hà Tĩnh rất cần sự hỗ trợ kịp thời về mặt tài chính của Trung ương. Bởi đây là một dự án FDI lớn nhất cả nước. Dự án có đạt được tiến độ hay không là phụ thuộc vào vấn đề GPMB, di dời TĐC. Với sự nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền các cấp trong tỉnh, cùng sự chia sẻ của người dân và đặc biệt sự giúp đỡ có hiệu quả của Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành liên quan, Hà Tĩnh sẽ vượt qua khó khăn, thách thức để đẩy nhanh sự nghiệp CNH-HĐH quê hương đất nước.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast