Bỏ phố về quê, làm chủ trang trại chồn hương bạc tỷ

(Baohatinh.vn) - Sau gần 10 năm làm công nhân tại Hà Nội, anh Phan Hữu Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh) quyết định về quê lập nghiệp, xây dựng trang trại nuôi chồn hương gần 1 tỷ đồng.

c1.jpg
Anh Phan Hữu Sơn - chủ mô hình nuôi chồn hương tại Hương Sơn.

Tốt nghiệp THPT, năm 2010, anh Phan Hữu Sơn (SN 1992, trú thôn Khe 5, xã Sơn Kim 1) Bắc tiến với hy vọng đổi đời. Thời gian này, anh miệt mài với công việc ở xưởng sản xuất nhôm kính tại Hà Nội. Song, nguồn thu nhập luôn bấp bênh, cùng với tính cách “hướng nội” nên anh quyết định về quê lập nghiệp.

Đầu năm 2019, anh lựa chọn về quê tìm tòi, học cách nuôi chồn. Ban đầu, anh mua 2 cặp giống để nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, đầu năm 2020, anh lại bỏ dở để quay lại xưởng sản xuất nhôm kính tại Hà Nội làm việc.

Đến năm 2021, anh Sơn quyết tâm về quê, lên kế hoạch xây dựng chuồng trại, nuôi con giống. Anh cải tạo vườn nhà thành khu vực nuôi gần 50m2, nhập 5 cặp chồn hậu bị với tổng mức đầu tư hơn 400 triệu đồng.

“Từ nhỏ, tôi đã có đam mê với việc chăn nuôi và mơ ước làm giàu từ nghề này. Tuy nhiên, mãi đến khi gom góp đủ vốn liếng từ việc làm công nhân tôi mới dám về quê để khởi nghiệp. Cũng may được gia đình và bạn bè hỗ trợ nên chi phí đầu tư vào trang trại không phải vay mượn nhiều”, anh Sơn chia sẻ.

c2.jpg
Nguồn thức ăn cho chồn hương được gia đình anh Sơn tự chủ, đảm bảo độ sạch.

Thời gian đầu, anh Phan Hữu Sơn gặp nhiều khó khăn do kinh nghiệm nuôi còn ít, chồn gặp khá nhiều bệnh về đường ruột. Ngoài ra, chồn thường gặp tình trạng hoảng loạn khi có hơi lạ hoặc thiếu sữa. Lúc này, chồn mẹ sẽ cắn chết hoặc ăn thịt chồn con khiến anh thiệt hại đáng kể.

Sau khi đúc rút kinh nghiệm, anh Sơn đã đầu tư bài bản và quy mô hơn. Đến nay, trang trại nuôi chồn của anh có diện tích gần 100m2, chia ra 2 khu vực gồm nơi sinh sản và nơi nuôi con giống. Ngoài ra, anh còn bố trí diện tích trồng hơn 300 gốc chuối để tự chủ nguồn thức ăn. Đến nay, tổng mức đầu tư vào trang trại nuôi chồn hương của anh lên tới gần 1 tỷ đồng.

c5.jpg
Khu vực nuôi chồn khép kín của anh Phan Hữu Sơn với tổng mức đầu tư gần 1 tỷ đồng.

“Khi nuôi chồn hương, việc giữ gìn sạch sẽ chuồng trại, đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn là điều quan trọng nhất. Nguồn thức ăn cho chồn được gia đình tôi tự sản xuất như cá, chuối, trứng nên khá đảm bảo. Ngoài ra, chồn sinh sản phải kiêng hơi lạ, nên khi cho ăn uống hay kiểm tra tôi thường đi một mình”, anh Sơn cho biết.

Cũng theo anh Sơn, chồn hương là giống ngủ ban ngày và hoạt động vào ban đêm. Do đó, anh thường đi rừng vào ban ngày để tìm tổ ong lấy mật, tìm các loại cây dược liệu; buổi tối anh sẽ tiến hành cho ăn, chăm sóc chồn.

c3.jpg
Mỗi năm, anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp giống và 30 con chồn thịt.

Mỗi năm, chồn tại trại sinh sản 2 lượt với số lượng trung bình 2 - 3 chồn con/lượt sinh/1 chồn cái. Với 30 con chồn cái sinh sản, 4 con chồn đực, mỗi năm, anh Sơn cung cấp ra thị trường hơn 30 cặp giống (giá 7 – 16 triệu/cặp), hơn 30 con chồn thịt. Sau khi trừ hết chi phí, anh Sơn “bỏ túi” khoảng 300 – 400 triệu đồng/năm.

“Trong quá trình chăn nuôi, kinh doanh chồn hương, trang trại của tôi luôn hoàn thiện đầy đủ các giấy tờ và tuân thủ các đợt kiểm tra định kỳ của Hạt Kiểm lâm Hương Sơn do chồn hương thuộc vào nhóm danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nhóm IIB. Khi trang trại xuất bán thị trường trong hay ngoài tỉnh, tôi đều cung cấp đầy đủ giấy tờ để đảm bảo cho khách hàng”, anh Sơn khẳng định.

c4.jpg
Anh Phan Hữu Sơn cùng gia đình sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ ĐVTN muốn học hỏi nuôi chồn hương.

Trại nuôi chồn hương của anh Phan Hữu Sơn là một trong những mô hình kinh tế thanh niên có quy mô lớn tại địa phương. Trong quá trình chăn nuôi, mua bán, trang trại đã thực hiện đúng các quy trình, thủ tục mà cơ quan chức năng yêu cầu. Hiện mô hình đang cho nguồn thu nhập ổn định, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế và lan tỏa phong trào khởi nghiệp, mở rộng tư duy dám nghĩ, dám làm cho ĐVTN trên địa bàn.

Ông Hoàng Văn Thư - Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1

Video: Trang trại nuôi chồn bạc tỷ của 9X Hương Sơn.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.