Mục sở thị trại nuôi chồn hương bạc tỷ ở TP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Từ 6 cặp chồn hương ban đầu, anh Đặng Văn Cường (SN 1992, trú thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) đã nhân đàn lên gần 100 con trưởng thành, giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.

IMG_5782 copy.jpg
Mô hình nuôi chồn hương của anh Đặng Văn Cường (thôn Thanh Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) có quy mô gần 1.000 m2. Mô hình hiện nuôi gần 100 con chồn hương, chủ yếu được nuôi sinh sản để nhân đàn cho gia đình.
z5219138494360_877c3bf4508110c30816553b531000d7 copy.jpg
Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề nuôi chồn hương, anh Cường cho biết: "Tôi học hỏi mô hình nuôi chồn hương từ một người bạn ở tỉnh Nghệ An. Nhận thấy đây là loài vật nuôi đem lại lợi nhuận kinh tế cao, thị trường tiêu thụ thuận lợi nên đầu năm 2021, tôi mạnh dạn đăng ký với cơ quan chức năng để được phép nuôi. Sau khi được cấp phép, tôi đã đầu tư gần 400 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và hơn 120 triệu đồng để mua 6 cặp chồn hương giống về nuôi thử nghiệm".
Khu vực nuôi được anh Cường thiết kế dạng lồng sắt cao khoảng 70 cm, rộng khoảng 1 m 2 tùy vào số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,5 - 0,6m để thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại.
Khu vực nuôi được anh Cường thiết kế dạng lồng sắt cao khoảng 70 cm, rộng khoảng 1 m2 tùy vào số lượng nuôi nhốt. Lồng sắt được bố trí trên giá đỡ cách nền từ 0,5 - 0,6m để thông thoáng, tránh ẩm thấp và tiện vệ sinh chuồng trại.
Chuồng được anh Cường phân chia thành các khu riêng biệt: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng, khu nuôi chồn sơ sinh... Tùy giai đoạn phát triển, anh sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1 - 2 hoặc nhiều con.
Chuồng được anh Cường phân chia thành các khu riêng biệt: khu nuôi cá thể, khu nuôi các cặp chồn vợ chồng, khu nuôi chồn sơ sinh... Tùy giai đoạn phát triển, anh sẽ nhốt chồn trong lồng theo tỷ lệ 1 - 2 hoặc nhiều con.
z5219541129550_ad9c88665d6342188f87f3d95b6dda7e copy.jpg
Theo chủ cơ sở cho biết thì chi phí nuôi chồn hương khá thấp vì chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương như chuối, thịt gà, cháo; giá bán chồn hương lại cao và không tốn quá nhiều thời gian chăm sóc nên người nuôi sớm thu hồi vốn và cho lãi cao ở những lứa tiếp theo.
z5219138485878_20650dbe389e26d151ad8f3e80284e1a copy.jpg
Một con chồn mẹ có thời gian mang thai 54 - 60 ngày, mỗi năm sẽ đẻ 2 lứa, mỗi lứa 3 - 4 con. Chồn nuôi giống 8 tháng có giá trung bình từ 30 triệu đồng/cặp; đối với chồn nuôi lấy thịt thì khi chồn con nuôi khoảng 2 tháng có trọng lượng từ 0,6 - 1kg là có thể bán với giá hơn 1,6 triệu đồng/kg.
z5219541145453_000eab2bfa0f88bacf1e76c169dfddde copy.jpg
Từ 6 cặp chồn ban đầu, anh Cường đã nhân đàn lên gần 100 con trưởng thành, giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.
z5219153575457_1187b3244a6369330fa960004ca12557 copy.jpg
"Nhu cầu thị trường về chồn giống và chồn thịt trên cả nước rất lớn, luôn trong tình trạng "cháy hàng". Tuy nhiên, cơ sở của tôi đang tập trung nhân đàn nên không xuất bán quá nhiều hai mặt hàng này. Hiện tại, tôi đang tập trung nhân đàn, phấn đấu đạt 400 con vào cuối năm nay. Khi đảm bảo số lượng nuôi, doanh thu từ nuôi chồn đem về cho cơ sở mỗi năm có thể lên đến hàng tỷ đồng" - anh Cường cho biết.
Với hơn 3 năm kinh nghiệm nuôi chồn, anh Cường cho biết: “Khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm không có thuốc điều trị. Do đó, khâu quan trọng nhất trong nuôi chồn hương là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp. Người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài".
Với hơn 3 năm kinh nghiệm nuôi chồn, anh Cường cho biết: “Khó nhất trong nuôi chồn hương là khi bị ốm không có thuốc điều trị. Do đó, khâu quan trọng nhất trong nuôi chồn hương là hệ thống chuồng trại phải đảm bảo thoáng, môi trường trong lành, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông và luôn sạch sẽ, tránh ánh nắng mặt trời rọi thẳng trực tiếp. Người chăm sóc chồn phải am hiểu đặc tính của loài".
z5219541136451_88f470e47501d7e020b1473e15236464 copy.jpg
Mô hình nuôi chồn của anh Cường được đầu tư hiện đại, có hệ thống uống nước tự động, đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật.
Khu vực nuôi chồn hương luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế các mầm bệnh gây hại.
Khu vực nuôi chồn hương luôn được vệ sinh sạch sẽ nhằm hạn chế các mầm bệnh gây hại.
z5219244172631_42681c7383d9f7059405675066bfb355 copy.jpg
Ngoài cho chồn ăn chuối, anh Cường còn bổ sung thêm thịt gà để tăng hàm lượng dinh dưỡng cho chồn. Mỗi ngày, chồn được cho ăn hai lần vào buổi sáng và tối.
z5219244162527_cc41a95771ecee9e2830da9145a7e319 copy.jpg
Nhờ được chăm sóc tốt nên đàn chồn hương của anh Cường phát triển và sinh trưởng tốt. Anh Cường chia sẻ: "Thời gian tới, tôi sẽ đầu tư chi phí để mở rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Ngoài ra, tôi sẽ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm... cho những ai thực sự muốn làm giàu từ nghề nuôi chồn hương".
Video: Mô hình nuôi chồn hương của anh Đặng Văn Cường.

Mô hình nuôi chồn hương của anh anh Đặng Văn Cường là mô hình kinh tế mới trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, chúng tôi xác nhận, mô hình của anh Cường mua con giống ở các trại giống hợp pháp, có nguồn gốc rõ ràng. Trong quá trình nuôi, gia đình anh lập sổ theo dõi, báo cáo định kỳ đầy đủ với cơ quan chức năng. Dù mới nuôi chưa lâu nhưng bước đầu mô hình đã đem lại hiệu quả rõ nét như: chồn phát triển nhanh, sinh sản đều, đem lại số lượng con giống lớn.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động bà con trên địa bàn đến tham quan, học hỏi, đăng ký cấp phép nuôi nếu có nhu cầu; từng bước nhân rộng mô hình trên địa bàn, góp phần đa dạng vật nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân.

Ông Lê Quang Nghiêm - Phó Trưởng phòng Kinh tế TP Hà Tĩnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.