Hà Tĩnh "siết" kiểm tra giống, vật tư nông nghiệp để ngăn hàng giả

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang siết chặt kiểm tra chất lượng giống và vật tư nhằm phát hiện, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại, buôn bán hàng giả trong sản xuất.

Thời điểm này, bà con nông dân trên địa bàn Hà Tĩnh đang bước vào vụ gieo cấy lúa hè thu. Song song với công tác chuẩn bị điều kiện sản xuất, Sở NN&MT tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập nhiều đoàn kiểm tra chất lượng giống và vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất. Các cuộc kiểm tra chủ yếu diễn ra đột xuất, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân.

Hoạt động nằm trong kế hoạch thực hiện đợt cao điểm ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo chỉ đạo của Bộ NN&MT và UBND tỉnh.

bqbht_br_4278.jpg
Đoàn kiểm tra chất lượng giống và vật tư nông nghiệp tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh ở thị trấn Nghèn, Can Lộc.

Theo ghi nhận tại các điểm kiểm tra, không khí mua bán vật tư nông nghiệp tại thời điểm chính vụ khá sôi động. Nhiều cửa hàng, đại lý niêm yết giá công khai, thực hiện đầy đủ quy định pháp luật trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và giống cây trồng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng một số cơ sở bày bán các loại giống không nằm trong đề án sản xuất vụ hè thu năm 2025 của tỉnh.

Ông Nguyễn Văn Liên – hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tại tổ dân phố 6, thị trấn Nghèn (Can Lộc) cho biết: “Được nhân viên tiếp thị giới thiệu giống Thiên Hương 6 và Hạt Vàng 36, tôi nhập thử một ít về bán mà không biết các giống này không nằm trong danh mục cơ cấu sản xuất của tỉnh năm nay. Sau khi được đoàn kiểm tra nhắc nhở, tôi đã liên hệ với hãng để trả lại lô hàng.”

bqbht_br_4204.jpg
Lực lượng chức năng tuyên truyền, hướng dẫn cho ông Nguyễn Văn Liên – hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp tại TDP 6, thị trấn Nghèn (Can Lộc) tuân thủ quy định trong kinh doanh giống.

Được biết, toàn tỉnh hiện có 1.108 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; trong đó khoảng 2/3 cơ sở kinh doanh từ hai mặt hàng trở lên như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống lúa... Việc tăng cường kiểm tra đang được Sở NN&MT triển khai quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng đầu vào. Trong đó, kiểm soát giống là nhiệm vụ trọng tâm nhằm ngăn chặn tình trạng kinh doanh giống ngoài cơ cấu, đảm bảo sản xuất theo định hướng của tỉnh, thuận lợi cho công tác quản lý và phòng trừ sâu bệnh.

Ngoài kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật tại các cơ sở kinh doanh, Sở NN&MT còn phối hợp với chính quyền địa phương lấy mẫu vật tư nông nghiệp để giám sát chất lượng khi cần thiết. Đồng thời, ngành tiếp tục theo dõi việc thực hiện kế hoạch hành động của UBND tỉnh về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, thúc đẩy chế biến và phát triển thị trường nông – lâm – thủy sản.

bqbht_br_4202.jpg
Kiểm tra hồ sơ, điều kiện của các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp.

Các đoàn kiểm tra tiếp tục tăng cường kiểm soát chất lượng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón; giám sát việc niêm yết giá tại các đại lý cấp 1, cấp 2, cửa hàng vật tư trên toàn tỉnh. Đồng thời, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường để kịp thời phát hiện, xử lý các vi phạm theo quy định.

Ông Lê Tùng Dương - Phó Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn và Quản lý chất lượng, Sở NN&MT tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “Thời gian qua, nhiều tỉnh thành trên cả nước đã phát hiện các vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Ví dụ, 3 lô hàng thanh long từ Tiền Giang và TP.Hồ Chí Minh có dư lượng thuốc trừ sâu vượt ngưỡng; 6 cơ sở sản xuất giá đỗ ở Đắk Lắk sử dụng chất cấm ngoài danh mục được phép. Do đó, trong đợt cao điểm từ 15/5 đến 15/6, ngành NN&MT Hà Tĩnh đã tổ chức ra quân kiểm tra quyết liệt. Sau một tuần triển khai, tuy chưa phát hiện sai phạm liên quan đến an toàn thực phẩm, nhưng nhiều cơ sở đã được chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo tuân thủ quy định”.

bqbht_br_img-4307.jpg
Đoàn kiểm tra hoạt động sản xuất giống tại Công ty TNHH Một thành viên Giống và Vật tư nông nghiệp Mitraco.

Hiện tại, phần lớn cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn hoạt động theo mô hình nhỏ lẻ, phân tán. Thực trạng này gây khó khăn cho công tác kiểm soát thuốc ngoài danh mục, hàng giả, hàng kém chất lượng, nhất là tại các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Do vậy, bên cạnh sự vào cuộc của ngành chuyên môn, chính quyền cơ sở cần nâng cao trách nhiệm quản lý, phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các nguồn vật tư không đảm bảo chất lượng như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Đồng thời, người dân cũng cần nâng cao ý thức trong lựa chọn vật tư phục vụ sản xuất, chỉ nên mua tại các đại lý uy tín, có địa chỉ rõ ràng, nguồn gốc hợp pháp và được cấp phép kinh doanh, nhằm đảm bảo hiệu quả mùa vụ và an toàn sản xuất lâu dài.

Chủ đề Tuyên chiến với hàng giả, hàng kém chất lượng

Đọc thêm

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Ứng dụng công nghệ để "gác cổng" thiên tai

Nhiều công nghệ mới, hiện đại đã được các cơ quan, đơn vị ứng dụng hiệu quả trong dự báo, cảnh báo thiên tai, trở thành những công cụ đắc lực “gác cổng” thiên tai ở Hà Tĩnh.
Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Sớm "hồi sinh" vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn

Việc bố trí nguồn lực để đầu tư hạ tầng cho vùng nuôi trồng thủy sản Thạch Bàn (xã Thạch Khê, Hà Tĩnh) là yêu cấp thiết để hình thành vùng nuôi trồng tập trung, nâng cao thu nhập cho người dân.
Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?