Mùa vải thiều ngọt lịm ở vùng nắng gió Kỳ Hoa

(Baohatinh.vn) - Vải thiều được trồng ở xã Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch với năng suất cao, giá tốt. Dự kiến mỗi hộ trồng có thu về từ 40 triệu đồng trở lên.

Vải thiều được biết đến là trái cây đặc sản ở miền Bắc. Tuy nhiên, những năm gần đây, loài cây này dần khẳng định được chỗ đứng trên vùng đất nắng gió Kỳ Hoa (thị xã Kỳ Anh), trở thành loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

bqbht_br_vt7.png
Mùa vải thiều ở Hà Tĩnh bắt đầu từ khoảng tháng 5 và kéo dài đến tháng 7.

Những ngày này, ông Nguyễn Tiến Hà ở thôn Hoa Thắng, xã Kỳ Hoa bắt đầu thu hoạch rải rác những chùm vải chín đỏ, mọng nước.

Ông Nguyễn Tiến Hà cho biết: “So với năm trước, năm nay, vải sai quả và ngọt đậm hơn. Từ đầu vụ đến nay, gia đình chưa phải mang ra chợ bán. Vải thu hoạch đến đâu, thương lái đến tận vườn thu mua đến đó. Sau khi trừ đi chi phí, mùa vải năm nay, dự kiến gia đình thu về khoảng 40 - 50 triệu đồng”.

bqbht_br_vt4.png
Ông Nguyễn Tiến Hà đã có thâm niên trồng vải ở Kỳ Hoa.
bqbht_br_vt3.png
Năm nay, vải thiều quả to đẹp, cùi dày và sản lượng gấp đôi vụ trước.

Tại vườn vải của chị Doãn Thị Nhung ở thôn Hoa Tân, xã Kỳ Hoa, năm nay, 28 gốc vải của gia đình đều sai quả, với sản lượng trung bình mỗi gốc hơn 80kg.

“Cách đây 10 năm, khi thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới, xoá bỏ vườn tạp, tôi là một trong những hộ trên địa bàn đưa cây vải về trồng thử nghiệm. Sau 3 năm chăm sóc, vườn vải đã cho thu hoạch với hiệu quả kinh tế vượt trội so với các cây trồng khác” - chị Nhung chia sẻ.

bqbht_br_vt6.png
Chị Doãn Thị Nhung rất phấn khởi vì đầu mùa giá vải là 40 ngàn đồng/kg.

Hiện trên địa bàn xã Kỳ Hoa có hơn 20 hộ trồng vải thiều. Mỗi hộ có trung bình từ 20 đến 30 gốc. Vải là loại cây trồng không kén đất, có thể trồng trên đất khô cằn cho sản lượng cao. Đặc biệt, vải ở xã Kỳ Hoa có vị ngọt đậm, hạt nhỏ, cùi vải dày, được khách hàng rất ưa chuộng.

So với năm trước, năm nay, vải sai quả và ngọt đậm hơn. Vải thu hoạch đến đâu, thương lái thu mua đến đó. Hiện vải có giá dao động từ 20 ngàn đến 30 ngàn/kg. Sau khi trừ đi chi phí, mỗi mùa vải, mỗi hộ thu về hơn 40 triệu đồng.

bqbht_br_vt10.png
Nhiều hộ dân dự kiến mở rộng diện tích, xem đây là cây trồng chính trong phát triển kinh tế địa phương.

Ông Nguyễn Văn Học - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Hoa cho biết thêm: “Năm nay, vải của xã Kỳ Hoa vượt trội hơn năm ngoái cả về sản lượng và chất lượng. Nhiều hộ gia đình đang có ý định mở rộng thêm diện tích. Địa phương đang tiến hành khảo sát và thống nhất khâu chọn giống, kỹ thuật chăm sóc, phương thức canh tác, để tăng năng suất sản lượng cho vụ vải năm sau”.

Sự thành công của cây vải thiều trên đất xã Kỳ Hoa không chỉ là kết quả về sự cần cù, chịu khó của người nông dân mà còn là minh chứng cho khả năng thích nghi và chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn thị xã Kỳ Anh.

Cây vải không kén đất, tuy nhiên, yêu cầu quan trọng là tầng đất phải dày. Quá trình trồng phải cung cấp đủ nước, đặc biệt trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc sắp chín; phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc bằng cỏ, rác, cây phân xanh...

Đọc thêm

Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Người dân Hà Tĩnh nuôi tằm trong phòng điều hòa

Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Trồng rừng bản địa, lợi ích lâu dài từ đất rừng Hà Tĩnh

Không chỉ là "lá phổi xanh", rừng bản địa Hà Tĩnh còn là nơi gìn giữ đa dạng sinh học, điều tiết nguồn nước, chống xói mòn và góp phần tạo sinh kế cho người dân. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy giảm diện tích rừng tự nhiên, trồng rừng bản địa được xem là giải pháp bền vững, hướng tới những lợi ích lâu dài.