Nhanh tay giải ngân 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm cho người dân Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh vừa được Trung ương phân bổ 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ. Ngân hàng CSXH tỉnh đang nỗ lực đưa vốn tới người dân có nhu cầu theo quy định.

Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (gọi tắt là giải quyết việc làm) theo Nghị định 61/2015/NĐ-CP và Nghị định 74/2019/NĐ-CP là 1 trong 4 chương trình cho vay ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội mà tỉnh Hà Tĩnh đang triển khai.

Nhanh tay giải ngân 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm cho người dân Hà Tĩnh

Gia đình chị Trần Thị Thiêm vừa được giải ngân 50 triệu đồng từ chương trình giải quyết việc làm.

Theo ông Nguyễn Tiến Thức - Phó Giám đốc Ngân hàng CSXH Chi nhánh tỉnh Hà Tĩnh, đầu tháng 11/2023, Hà Tĩnh được Trung ương phân bổ thêm 280 tỷ đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm, nâng tổng số tiền giải ngân theo Nghị quyết 11/NQ-CP trên địa bàn lên 922 tỷ đồng.

Ngân hàng đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan để giải ngân kịp thời, công khai, minh bạch 100% nguồn vốn được phân bổ đến đúng đối tượng thụ hưởng trước ngày 31/12/2023. Sau khi giải ngân, đơn vị phối hợp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và tư vấn, hướng dẫn để các đối tượng vay sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy hiệu quả kinh tế cao.

Gia đình chị Trần Thị Thiêm (thôn Lâm Hưng, xã Nam Điền) vừa được Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà giải ngân 50 triệu đồng theo chương trình giải quyết việc làm.

Chị Thiêm chia sẻ: “Sau nhiều lần đề xuất, đến nay tôi đã được tiếp cận vốn vay giải quyết việc làm. Giờ đây, ngoài trồng ổi, dưa lưới và rau sạch trong nhà màng, gia đình đã có thêm nguồn lực đầu tư chăn nuôi bò nái sinh sản để nâng cao thu nhập”.

Nhanh tay giải ngân 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm cho người dân Hà Tĩnh

Mô hình sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất của gia đình anh Nguyễn Văn Trung (Cẩm Xuyên).

Ông Phạm Ngọc Cương – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà cho biết: "Tính đến ngày 16/11/2023, tổng dư nợ chương trình giải quyết việc làm toàn huyện đạt trên 116,2 tỷ đồng. Trong tháng 11 này, đơn vị được bổ sung thêm 25 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm và đây là nguồn phân bổ lớn nhất từ trước đến nay đối với chương trình này. Đây là nguồn lực quan trọng để người dân tiếp tục đầu tư phát triển kinh tế vườn đồi, nuôi trồng - đánh bắt và chế biến thuỷ hải sản, chế biến nông sản, kinh doanh, dịch vụ..., từng bước nâng cao chất lương cuộc sống. Hiện nay, ngân hàng đang phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền; tổ chức rà soát, tiếp nhận nhu cầu vay vốn và thẩm định hồ sơ; tiến hành giải ngân theo đúng đối tượng".

Nhanh tay giải ngân 280 tỷ đồng vốn giải quyết việc làm cho người dân Hà Tĩnh

Cán bộ Ngân hàng CSXH huyện Thạch Hà kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn giải quyết việc làm.

Đến thời điểm hiện tại, dư nợ của Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên đã đạt 629 tỷ đồng, trong đó dư nợ giải quyết việc làm đạt 123,3 tỷ đồng với 6.596 khách hàng đang vay vốn. Tháng 11/2023, huyện Cẩm Xuyên được Ngân hàng CSXH tỉnh phân bổ thêm 20 tỷ đồng chương trình giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ.

Theo ông Nguyễn Văn Đức – Giám đốc Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên: "Giai đoạn cuối năm, nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của người dân gia tăng. Bởi vậy, nguồn vốn giải quyết việc làm vừa được phân bổ là nguồn lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngân hàng đã tập trung mọi giải pháp, tiến hành giải ngân nguồn vốn theo quy định, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng trục lợi chính sách. Đến nay, đơn vị đã giải ngân hơn 12/20 tỷ đồng với 140 khách hàng vay vốn mới".

Gia đình anh Nguyễn Văn Trung (thôn 1, xã Cẩm Minh) vừa được Ngân hàng CSXH huyện Cẩm Xuyên cho vay 90 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm. Anh Trung phấn khởi: “Chúng tôi chuyên sản xuất, kinh doanh đồ gỗ nội thất. Thời điểm cuối năm, cơ sở cần nguồn vốn lớn để đầu tư các mặt hàng và đã được Ngân hàng CSXH hỗ trợ nguồn lực, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh”.

“Chặng nước rút” cuối năm, các địa phương còn lại của Hà Tĩnh đều đang nỗ lực giải ngân vốn giải quyết việc làm theo Nghị quyết 11/NQ-CP trước ngày 31/12/2023. Được biết, đến ngày 12/11/2023, tổng dư nợ của chương trình này trên toàn tỉnh đạt 1.111,2 tỷ đồng với 22.048 khách hàng đang thụ hưởng.

Thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Ngân hàng CSXH tỉnh Hà Tĩnh đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành liên quan thường xuyên rà soát nhu cầu để triển khai thực hiệu hiệu quả chính sách.

Giai đoạn 2022 - 2023, tổng số tiền Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP là 642 tỷ đồng. Từ đó, góp phần tạo việc làm cho 6.639 người lao động; xây dựng, sửa chữa cho 925 ngôi nhà; giúp 3.205 học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn mua máy tính, thiết bị phục vụ học tập trực tuyến và 32 các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID - 19 phục hồi sản xuất - kinh doanh.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Giá vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng trong nước giảm mạnh

Trong sáng nay (26/11), cùng đà giảm với giá vàng thế giới, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn trong nước cũng giảm mạnh.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
 “Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

“Nước rút” giải ngân vốn đầu tư công

Việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công nhằm tạo điều kiện cho Hà Tĩnh từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, phát triển KT-XH, phát triển đồng bộ các lĩnh vực, cải thiện môi trường đầu tư.