“Kỳ tích” phát triển đối tượng BHXH tự nguyện ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đa dạng hình thức và tuyên truyền, vận động không quản ngày đêm, các đại lý BHXH của Hương Sơn - Hà Tĩnh đã giành được “kỳ tích” trong phát triển đối tượng BHXH tự nguyện 6 tháng đầu năm 2020…

“Kỳ tích” phát triển đối tượng BHXH tự nguyện ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Sau khi tham gia BHXH tự nguyện, nhiều người dân Hương Sơn đã tự tuyên truyền cho nhau, làm cho chính sách an sinh của Nhà nước được lan toả rộng rãi.

Triển khai từ năm 2008, đến cuối năm 2019, toàn huyện Hương Sơn chỉ mới có 1.012 người tham gia (chiếm tỷ lệ 2,6% tổng dân số trong độ tuổi lao động).

Song, nhờ đổi mới cách làm, đến cuối tháng 6 năm 2020, con số đó đã tăng 1.198 người, nâng tổng số người tham gia BHXH tự nguyện lên 2.210 người (chiếm tỷ lệ 5,8% tổng dân số trong độ tuổi lao động). Kết quả này đã vượt mức chỉ tiêu được giao của cả năm 2020.

Ông Nguyễn Hữu Bằng - Giám đốc BHXH Hương Sơn cho biết: “Ngay từ đầu năm, chúng tôi đã coi tuyên truyền phát triển đối tượng BHXH tự nguyện là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của năm.

Cùng với việc tích cực tổ chức các hình thức tuyên truyền như đối thoại trực tiếp, tuyên truyền lồng ghép, trực quan…, chúng tôi đã rà soát lại toàn bộ đại lý, tổ chức tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhân viên. Thêm vào đó, việc đặt ra chỉ tiêu và yêu cầu các đại lý phát triển tuyên truyền trên mạng xã hội đã mang lại hiệu quả khác biệt”.

“Kỳ tích” phát triển đối tượng BHXH tự nguyện ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Mặc dù đã có lương hưu nhưng khi có cán bộ BHXH huyện về tuyên truyền, ông Phan Thái Hoà (bên trái) vẫn đến nghe để nghiên cứu làm thủ tục tham gia BHXH tự nguyện cho vợ, con.

Hiện nay, toàn huyện Hương Sơn có 140 đại lý thuộc hệ thống của hội nông dân, hội liên hiệp phụ nữ, bưu điện, trạm y tế xã, công chức phụ trách chính sách của xã.

Hoạt động tích cực và hiệu quả nhất là hệ thống đại lý của hội nông dân và hội liên hiệp phụ nữ xã. Trong đó, nổi bật như các đại lý của Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Sơn Bình, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Sơn Phú, Hội Nông dân xã Sơn Kim 1…

Chị Nguyễn Thị Hoài – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Bình cho biết: “Cùng với sự hỗ trợ của cán bộ BHXH huyện, từ đầu năm 2020 đến nay, chúng tôi đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Ngoài hình thức đối thoại, đến từng ngõ, gõ từng nhà thì cách tuyên truyền qua kênh zalo, facebook cũng đã tạo sự lan toả rộng rãi.

Đến cuối năm 2019, toàn xã Sơn Bình chỉ mới có 12 người tham gia BHXH tự nguyện nhưng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, con số đó đã tăng lên 87 người, trong đó, riêng đại lý của Hội Nông dân đã vận động được 45 người tham gia”.

“Kỳ tích” phát triển đối tượng BHXH tự nguyện ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Chị Nguyễn Thị Hoài - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Bình (bên phải) trao sổ BHXH tự nguyện cho thành viên thứ 3 trong gia đình chị Phan Thị Mỹ Nga ở thôn 3, xã Sơn Bình.

Hiểu rõ về những lợi ích của BHXH tự nguyện, người dân còn chia sẻ với nhau. Ở nhiều thôn, xã, chính sự hiểu biết của mỗi người dân đã tạo sự lan toả rộng rãi trong cộng đồng. Thậm chí, ở nhiều nơi, người dân còn chủ động gọi cho nhân viên đại lý đến để hướng dẫn làm thủ tục tham gia BHXH tự nguyện.

Chị Phan Thị Mỹ Nga - người dân thôn 3, xã Sơn Bình cho biết: “Từ trước đến nay, tôi cũng có thấy các pano, áp phích tuyên truyền về BHXH nhưng chưa thực sự hiểu về các chính sách của BHXH tự nguyện.

Đầu năm nay, được tham gia các cuộc đối thoại trực tiếp, đặc biệt là cán bộ Hội Nông dân đến tận nhà tuyên truyền nên tôi đã hiểu rõ hơn về chính sách nhân văn này, đến nay cả 3 người trong gia đình tôi đều đã tham gia BHXH tự nguyện. Không chỉ có thế, tôi còn tích cực giới thiệu cho anh em họ hàng, làng xóm cùng tìm hiểu và tham gia. Đến nay, thôn của tôi đã có 15 người tham gia BHXH tự nguyện”.

Hiện nay, BHXH tự nguyện đang là một trong những đề tài được đề cập khá nhiều trong cộng đồng các thôn, xã ở Hương Sơn. Những bài viết của các nhân viên đại lý trên facebook, trên zalo đang mỗi ngày tạo thêm hiệu ứng tốt cho công tác tuyên truyền vận động.

Trên “đà” những kết quả đã đạt được, BHXH Hương Sơn cũng đang đặt ra những mục tiêu cho trong 6 tháng cuối năm tăng thêm 1% nhằm góp phần cùng toàn tỉnh thực hiện thắng lợi mục tiêu của năm 2020.

Chủ đề Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh

Đọc thêm

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.