Lãnh đạo Bộ LĐTB&XH nói gì về đề xuất nâng tuổi nghỉ hưu?

Việc nâng tuổi nghỉ hưu sẽ triển khai theo hướng nâng dần từng năm, không phải ngay lập tức và tùy theo từng ngành nghề.

lanh dao bo ldtb xh noi gi ve de xuat nang tuoi nghi huu

Ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH.

Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị tổng kết ngành lao động, thương binh và xã hội ngày 17/1, ông Doãn Mậu Diệp, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết: Theo dự thảo sửa Luật Lao động lấy ý kiến các Bộ ngành mới nhất có đề xuất phương án nâng tuổi nghỉ hưu với nam lên 62 tuổi và của nữ lên 60 tuổi và thời điểm thực hiện lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021.

Phương án này xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trước tiên, tuổi nghỉ hưu hiện tại với nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi được quy định từ năm 1961, tính đến nay hơn 50 năm. Tiếp đó, đối với các nước trên thế giới đều theo xu hướng nâng dần tuổi nghỉ hưu. Nhiều nước thực hiện tuổi nghỉ hưu ở độ tuổi 65 và 67.

“Chúng ta đều mong muốn thu hẹp khoảng cách tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ để không phân biệt bình đẳng giới. Bên cạnh đó, rất nhiều khuyến nghị của tổ chức lao động quốc tế (ILO), ngân hàng thế giới… đối với Việt Nam về việc cân đối Quỹ BHXH Việt Nam trong dài hạn và nâng tuổi nghỉ hưu là một trong các giải pháp. Nâng tuổi nghỉ hưu có nhiều phương án và lần đưa vào dự thảo lấy ý kiến theo phương án nâng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 và mỗi năm nâng 6 tháng và đến khi nam đạt 62 tuổi , nữ đạt 60 tuổi. Về lâu dài sẽ nâng tuổi nghỉ hưu lên 65 tuổi”, ông Doãn Mậu Diệp thông tin.

Tuy vậy, lãnh đạo Bộ LĐTBXH cho biết vẫn còn phương án nữa là mỗi năm nâng dần tuổi nghỉ hưu 3 tháng với lý do điều chỉnh nhanh quá sẽ gây cú sốc về thị trường lao động và nhiều ý kiến cho rằng hiện nay tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên là cao nhất và hàng năm vẫn có lực lượng lớn tham gia thị trường lao động.

Tuy nhiên, xét trong trong bối cảnh dân số Việt Nam đang già hóa, Việt Nam vẫn phải có những phương án để chuẩn bị. Trước đây, hàng năm có thêm 1,5 đến 1,7 triệu người tham gia lực lượng lao động nhưng hiện nay chỉ khoảng 800.000- 900.000 người/năm. Ttrong tương lai gần, số người ra khỏi thị trường lao động xấp xỉ số người bước vào tuổi lao động. “Do đó, phương án Bộ LĐTBXH điều chỉnh nâng tuổi nghỉ hưu từng bước lâu dài chứ không phải ngay lập tức”, ông Doãn Mậu Diệp khẳng định.

Về chi tiết, không phải nhóm lao động, ngành nghề đều nâng mức tuổi nghỉ hưu với nữ 60 tuổi hay nam 62 tuổi mà trong dự kiến có nhóm tuổi cao hơn hoặc thấp hơn độ tuổi này với mức chênh lệch không quá 5 năm. Sẽ có người về hưu từ độ tuổi 55 hoặc 57 tùy thuộc ngành nghề đang làm. Bên cạnh đó, nếu bị suy giảm sức khỏe và qua giám định thì vẫn được nghỉ hưu trước tuổi.

“Trong đó, những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mà đến tuổi nào đó người lao động không phù hợp thì tuổi về hưu sớm hơn. Những ngành nghề kéo dài tuổi nghỉ hưu hơn so với quy định là lĩnh vực nhân lực chất lượng cao hoặc làm việc lĩnh vực viện kiểm sát, tòa án… Với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ LĐTBXH sẽ phối hợp với các ngành đánh giá lĩnh vực lao động chất lượng cao, đòi hỏi kinh nghiệm,kỹ năng… để quyết định ngành nghề nào cao hơn tuổi nghỉ hưu”, ông Doãn Mậu Diệp chia sẻ.

Với những ý kiến cho rằng lao động lĩnh vực dệt may, lắp ráp điện tử thường chỉ làm đến 35 đến 40 tuổi và bị sa thải, ông Doãnh Mậu Diệp cho biết: Việt Nam đang cơ cấu nền kinh tế, đổi mới cơ cấu lao động. Về lâu dài, Việt Nam không thể cạnh tranh lao động giá rẻ va tương lai ngành nghề lao động chân tay được robot thay thế. Do đó, trong chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) sẽ thiết kế nhiều chính sách bổ sung. Với ngành nghề mà lao động chân tay đến tuổi lao động nào đó không làm được việc thì có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đóng một phần BHXH, hỗ trợ một phần tiền lương đê tiếp tục duy trì việc làm dù năng suất của họ không cao như kỳ vọng nhưng quan trọng nhất là duy trì việc làm.

Hiện quỹ BHXH thất nghiệp kết dư 60.000 tỷ đồng. Nếu hỗ trợ lao động thuộc ngành nghề dễ bị sa thải ở độ tuổi 35 và 40 được hỗ trợ khoảng 500.000 đồng đóng BHXH thì sẽ có khoảng 3 triệu lao động không mất việc làm, trong khi tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp duy trì việc làm cho người lao động và tiếp tục đảm bảo quyền lợi hưu trí.

“Thiết kế chính sách BHXH tăng cường tính chia sẻ người thu nhập cao chia sẻ người thu nhập thấp đảm bảo tiền lương người về hưu đảm bảo mức sống. Đây là đề án mà Bộ LĐTBXH được giao chuẩn bị để Ban can sự Đảng Chính phủ trình trình Ban bí thư Trung ương tháng 5/2018".

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.