Lào: Nhiều địa phương phía Nam thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn dịch COVID-19 bùng phát

(Baohatinh.vn) - Các tỉnh phía Nam Lào là Savannakhet, Sekong và Attapeu đã thực hiện phong tỏa một số địa phương nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 bùng phát do ngày càng phát hiện nhiều ca lây nhiễm nhập cảnh.

Lệnh phong tỏa được thực hiện trong 7 ngày, từ hôm nay.

Lào: Nhiều địa phương phía Nam thực hiện lệnh phong tỏa để ngăn dịch COVID-19 bùng phát

Lao động Lào nhập cảnh trở về ngày càng tăng kèm theo nhiều ca nhiễm COVID-19

Tại tỉnh Sekong, lệnh phong tỏa toàn bộ bản Phon, huyện Lamam do phát hiện một ca dương tính với COVID-19, từng đến chùa cùng nhiều người tham gia lễ cúng dường trong ngày đầu lễ hội vào mùa chay theo Phật giáo.

Còn tỉnh Attapeu, mặc dù chưa có báo cáo về ca nhiễm COVID-19 nhưng tỉnh này vẫn áp dụng biện pháp phong tỏa do tỉnh giáp ranh là Champasak đang ghi nhận số ca nhiễm gia tăng từ người nhập cảnh. Hiện tỉnh này đã có hơn 1000 ca COVID-19 đều nhập cảnh về từ Thái Lan.

Tỉnh Savannakhet cũng thông báo phong tỏa nhiều bản ở huyện Songkhone, sau khi phát hiện một cô gái dương tính với COVID-19.

Trong ngày 27/7, Lào ghi nhận 169 ca, trong đó thủ đô Vientiane 10 ca, tỉnh Khammuan 6 ca, tỉnh Savannakhet 85 ca, tỉnh Champasak 60 ca và tỉnh Salavan 8 ca, tất cả đều là ca nhập cảnh về từ Thái Lan. Như vậy, đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 5.154 ca, trong đó tử vong 5 ca, đang điều trị 2.442 ca.

Tại họp báo trực tuyến sáng 27/7, Tiến sĩ Phonpased Ounaphom - Cục trưởng Cục vệ sinh dịch tễ Bộ Y tế Lào khẳng định, cuối tháng 7/2021 này, Lào sẽ nhận thêm 1.415.000 liều vaccine nữa, trong đó hơn 1 triệu liều vaccine Sinopham do Trung Quốc tài trợ và 415.000 liều vaccine Astrazeneca do Chính phủ Anh tài trợ.

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.