Thủ tướng lâm thời Abdul Hamid Dbeibah khẳng định vụ bắt giữ Khazimi là “thành công lớn của lực lượng an ninh“- cho phép cơ quan chức năng Libya”thu thập những thông tin đặc biệt quan trọng về IS."
Thủ tướng lâm thời của Libya Abdul Hamid Dbeibah phát biểu trong cuộc họp báo tại Tripoli, ngày 25/2/2021. (Ảnh: THX/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, chính quyền Libya ngày 7/9 xác nhận các lực lượng chính phủ nước này đã bắt giữ Embarak al-Khazimi, một nhân vật cấp cao của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, trong một chiến dịch ở phía Nam thủ đô Tripoli.
Trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng lâm thời Abdul Hamid Dbeibah khẳng định vụ bắt giữ Khazimi là “một thành công lớn của lực lượng an ninh Libya.”
Cũng theo ông, vụ bắt giữ này sẽ cho phép cơ quan chức năng Libya “thu thập những thông tin đặc biệt quan trọng về IS và đưa một phần tử khủng bố nguy hiểm ra xét xử trước pháp luật.”
Khazimi đã bị cơ quan công tố Libya phát lệnh truy nã từ năm 2017. Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng Libya thông báo về vụ bắt giữ đối tượng này tại thị trấn Bani Walid, cách thủ đô Tripoli khoảng 180km về phía Đông Nam.
Cơ quan công tố Libya cho biết Al-Kharmi bị tình nghi là chủ mưu đứng sau một số vụ đánh bom nhằm vào các trạm kiểm soát an ninh và quân sự gần thị trấn Bani Walid.
Đối tượng này cũng dính líu đến vụ đánh bom liều chết năm 2016 nhằm vào một trại huấn luyện quân sự ở thành phố Zliten, miền Tây Libya. Vụ tấn công đã khiến ít nhất 67 người thiệt mạng.
Libya đã trải qua biến động, chia rẽ và bạo lực kéo dài cả thập kỷ sau cuộc nổi dậy năm 2011 lật đổ nhà lãnh đạo Moamer Kadhafi. Các cuộc giao tranh đẫm máu thường xuyên tiếp diễn giữa các lực lượng an ninh và các nhóm thánh chiến.
Các phần tử IS đã thiết lập căn cứ ở các thị trấn Sirte và Derna trước khi bị truy quét trong năm 2016 và 2018.
Các thành viên của tổ chức khủng bố này đang ẩn náu trong sa mạc hoặc sống ẩn dật trong các cộng đồng dân cư ven biển và hiện vẫn là mối đe dọa tiềm tàng đối với Libya và các quốc gia láng giềng.
Ngày 3/4, người phát ngôn chính phủ Pháp Sophie Primas cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt thuế quan trả đũa đối với tất cả hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ Mỹ vào cuối tháng 4, đồng thời sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố áp thuế đối ứng 46% đối với 90% tổng lượng hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, cao thứ 2 trong số các nước xuất khẩu vào thị trường Mỹ.
Tình hình an ninh tại Haiti tiếp tục diễn biến nghiêm trọng khi các băng nhóm vũ trang mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Mirebalais, cách thủ đô 48km về phía đông bắc, gây ra làn sóng bạo lực mới tại quốc gia vùng Caribe này.
Các nguồn thạo tin cho biết ngày 1/4, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu sa thải nhân viên của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cũng như nhân viên của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA).
Ngày 1/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ra lệnh điều tra sâu về vụ sập tòa nhà trụ sở văn phòng Tổng kiểm toán Nhà nước Thái Lan (OAG) nhằm đưa ra nguyên nhân chính xác vụ sập tòa nhà 30 tầng này.
Đội cứu hộ, cứu nạn Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa thêm một thi thể nạn nhân bị vùi lấp trong đống đổ nát ra ngoài, bàn giao cho gia đình và chính quyền sở tại tại thủ đô Nay Pyi Taw, Myanmar.
Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc sẽ ra phán quyết về việc luận tội Tổng thống Yoon Suk-yeol vào cuối tuần này, động thái sẽ quyết định tương lai chính trị của ông.
72 giờ sau thảm họa được cho là thời gian vàng để giải cứu các nạn nhân sống sót trong động đất, nhưng số người còn sống được tìm thấy ở Myanmar chỉ đếm trên đầu ngón tay, với dự báo số thương vong còn tăng.
Myanmar tuyên bố để quốc tang một tuần để tưởng niệm các nạn nhân của trận động đất 7,7 độ, khi hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng thấp.
Theo ước tính mới điều chỉnh của lực lượng đặc trách ứng phó động đất thuộc Chính phủ Nhật Bản, 298.000 người dân nước này có thể tử vong nếu siêu động đất xảy ra ở rãnh Nankai.
Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định mức thuế quan áp dụng đối với ôtô và phụ tùng ôtô nhập khẩu vào Mỹ chắc chắn sẽ được duy trì để "đảm bảo sự công bằng."
Trong lời kêu gọi tài trợ khẩn cấp cho Myanmar, WHO nêu rõ: "WHO đã phân loại cuộc khủng hoảng này là tình trạng khẩn cấp Cấp độ 3 - mức cao nhất theo Khung Ứng phó Khẩn cấp của tổ chức."
Sau trận động đất kinh hoàng tại Myanmar, nhiều quốc gia đã nhanh chóng triển khai các biện pháp hỗ trợ khẩn cấp, trong đó có Việt Nam, Singapore, Campuchia, Ấn Độ và nhiều tổ chức, quốc gia khác.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, một loại virus chưa rõ nguồn gốc đã xuất hiện ở Nga, với các triệu chứng bao gồm ho ra máu và sốt cao, trong khi xét nghiệm COVID-19 và cúm đều cho kết quả âm tính.
Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ dự đoán trong kịch bản tồi tệ nhất, trận động đất 7,7 độ ở Myanmar có thể khiến 100.000 người chết và gây thiệt hại nặng về kinh tế.
Lệnh cưỡng chế di dời khỏi Gaza đang đe dọa tính mạng người dân Palestine và khiến hàng trăm nghìn người mất nơi ở hoặc không được tiếp cận các nhu cầu cơ bản.
Trận động đất 7,7 độ trưa 28/3 phá hủy nhiều tu viện, nhà cửa ở Myanmar, làm sập một tòa nhà 30 tầng đang thi công ở Thái Lan, dự kiến gây thương vong lớn.
Tân Hoa xã dẫn báo cáo của Ban Thông tin của Hội đồng Hành chính nhà nước Myanmar cho biết, ít nhất 144 người đã thiệt mạng và 732 người bị thương trong trận động đất có độ lớn 7,7 xảy ra vào ngày 28/3 tại nước này.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị Liên hợp quốc tạm lãnh đạo Ukraine, với lập luận rằng chính quyền hiện tại ở Ukraine là bất hợp pháp vì không có cuộc bầu cử nào được tổ chức.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu