Lộ diện tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam đóng mới

Tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn của Hải quân Việt Nam do Việt Nam thi công đóng mới có số hiệu 927 và được đặt tên là Yết Kiêu.

Vào trung tuần tháng 11, hình ảnh đầu tiên về tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn đang được Nhà máy Z189 đóng theo đơn đặt hàng của Hải quân nhân dân Việt Nam đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông trong nước.

Trước đó mô hình của con tàu đặc biệt này cùng thông số kỹ thuật cơ bản đã được giới thiệu tại Triển lãm Vietship 2018, được biết đây là biến thể từ nguyên mẫu RGS 9316 mà Nhà máy Z189 đóng cho Hải quân Hoàng gia Australia. Tàu có chiều dài 93 m; chiều rộng 16 m; chiều cao mạn 5,85 m; lượng giãn nước đầy tải khoảng trên 2.500 tấn.Mới đây trong bài báo “Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tiết kiệm 250 tỷ đồng nhờ thực hiện Cuộc vận động 50” đăng trên Báo Quân đội nhân dân, hình ảnh chi tiết hơn về chiếc tàu cứu hộ tàu ngầm này đã xuất hiện.

Cụ thể, tàu cứu hộ tàu ngầm số hiệu 927 được mang tên Yết Kiêu, nó đã chính thức được đưa ra khỏi khu nhà xưởng lắp ráp để chuẩn bị hạ thủy trong nay mai, hiện tại sàn đáp trực thăng bố trí phía trước tàu vẫn chưa được lắp đặt do hạn chế về chiều cao của tòa nhà.

Dự kiến sắp tới con tàu sẽ được hoàn thiện nốt những cấu kiện cuối cùng trước khi chính thức hạ thủy và bắt đầu chạy thử nghiệm trên biển, dự kiến nó sẽ chính thức vào biên chế Hải quân nhân dân Việt Nam trong năm 2020.

Lộ diện tàu cứu hộ tàu ngầm do Việt Nam đóng mới

Hình ảnh rõ nét và toàn diện nhất về tàu cứu hộ tàu ngầm 927 - Yết Kiêu cho đến thời điểm hiện tại

Việc chế tạo thành công tàu cứu hộ tàu ngầm cỡ lớn rõ ràng là một thành tựu đáng kể của nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đảm bảo hậu cần cũng như duy trì năng lực tác chiến cho hạm đội tàu ngầm tấn công Kilo 636.

Dự kiến trong tương lai với sự phát triển lớn mạnh của Hải quân nhân dân Việt Nam sẽ có thêm ít nhất một tàu cứu hộ tàu ngầm tương tự được chế tạo và hướng đến tiếp tục xuất khẩu sản phẩm này cho nước ngoài.

Tuy nhiên trên hết, mong muốn của những người lính, của nhà sản xuất cũng như mọi người dân Việt Nam đó là sẽ không bao giờ phải sử dụng chiếc tàu này đúng theo nhiệm vụ và yêu cầu thiết kế của nó.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.