Lời ăn tiếng nói của người Xứ Nghệ

(Baohatinh.vn) - Cho đến nay, trong quan niệm chung của nhiều người và đặc biệt là giới ngôn ngữ học, có một tiếng nói riêng của người Xứ Nghệ và họ quy tiếng nói Nghệ vào loại hình của một phương ngữ, khác với tiếng nói phổ thông ở ngoài Bắc và trong Nam. Có thật như thế hay không?...

Mát xanh Ngàn Phố. Ảnh: Đậu Bình

Mát xanh Ngàn Phố. Ảnh: Đậu Bình

Tôi cho rằng, tiếng Nghệ không phải là một phương ngữ, bởi vì bên cạnh cái gọi là tiếng Nghệ đó, thì người Nghệ vẫn nói được tiếng phổ thông như dân cư sống khắp mọi miền đất nước. Không có tiếng Nghệ riêng, dành cho người Xứ Nghệ, mà những gì được gọi là tiếng Nghệ đó, thực chất là tiếng Việt được gạn lọc và tồn tại xuyên suốt lịch sử của dân tộc Việt, kể từ khi hình thành người Việt cổ, khoảng 4.000-2.500 năm cho đến nay. Hay nói cách khác, tiếng Nghệ là bảo tàng sống của tiếng Việt cổ cho đến trước thời hiện đại.

Bảo tàng sống của tiếng Việt cổ

Để chứng minh cho nhận định trên, xin được đơn cử một số cứ liệu để làm bằng: Tiếng nói của người Nghệ Tĩnh và của cả nước nói chung, nhất là ở vùng Bắc Trung bộ và Bắc bộ cho đến cuối thế kỷ XIX dường như tương đồng, sự khác biệt là không đáng kể. Điều này được phản ánh thông qua sự so sánh tiếng nói của người Xứ Nghệ và những ghi chép trong thư tịch. Hãy bắt đầu bằng Truyện Kiều của Nguyễn Du. Văn chương Truyện Kiều là văn chương của Việt Nam thế kỷ XVIII, bất cứ một người dân Việt nào đọc Truyện Kiều cũng hiểu đó là văn chương phổ thông, không phải là riêng biệt của một vùng quê nào, cho dù đó là Thăng Long hay Kinh Bắc (quê mẹ ông), Thái Bình (quê vợ ông) và lại càng không phải là của riêng Xứ Nghệ, như có nhiều người ngộ nhận.

Trong Truyện Kiều, tiếng phổ thông thời Nguyễn Du dần dần bị biến thể, không còn nguyên như thuở trước, thậm chí, có một số âm từ cổ trở thành ngôn ngữ “chết”, chỉ có thể tồn tại ở đâu đó; sơ bộ chúng tôi thống kê được hơn 600 từ (kể cả âm đọc và chữ viết) mà những từ đó không lưu hành trong tiếng nói phổ thông từ sau thế kỷ XX, chỉ còn lại trong những ghi chép trước thế kỷ XIX, nhất là trong các bộ từ điển và trong tiếng nói thường ngày của cư dân Nghệ Tĩnh cho đến tận ngày nay. Sau đây là một số trường hợp:

Âm và từ đều. Đều trong tiếng cổ là đều tiếng, đều nọ đều kia… mà trong Truyện Kiều xuất hiện đến những hơn 40 lần, như: Đừng đều nguyệt nọ hoa kia/ Những đều trông thấy mà đau đớn lòng/ Đều đâu bay bốc ai làm/ Phải đều lòng lại dối lòng mà chơi/… Trong các bản chữ nôm của Truyện Kiều, các ký tự đọc là đều, vậy mà, trong các bản phiên âm quốc ngữ Truyện Kiều từ thế kỷ XX trở đi lại đọc thành điều. Từ đều đến điều là quy luật biến âm của ngôn ngữ, nhưng không vì thế mà loại bỏ đều ra khỏi tiếng nói từ trước thế kỷ XX. Trong tiếng phổ thông không còn là đều nữa, nhưng trong tiếng nói của người Xứ Nghệ cho đến nay vẫn còn lại rất nhiều trường hợp sử dụng đều, nhất là trong tiếng nói hàng ngày.

Chợ quê vùng biển. Ảnh: Đậu Bình

Chợ quê vùng biển. Ảnh: Đậu Bình

Âm và từ lòn. Lòn trong tiếng nói truyền thống là để chỉ hành vi luồn cúi thấp hèn, mất tư cách và lời nói cầu cạnh của kẻ yếu thế, nịnh bợ; trong Truyện Kiều được thể hiện ở các câu: Tính bài lót đó lòn đây/ Vào lòn ra cúi công hầu mà chi! Các văn bản Truyện Kiều nôm phải được đọc là lòn, vậy mà, trong các bản Truyện Kiều quốc ngữ lại đọc ra luồn. Trong tiếng Việt trước thế kỷ XX, lòn và luồn không chỉ khác âm đọc mà còn khác cả ngữ nghĩa, lòn như đã nói ở trên, còn luồn là hành động xuyên qua cái gì đó, như xe chỉ luồn kim. Cũng vì sự phát triển của ngôn ngữ mà trong tiếng phổ thông đương đại, 2 âm và từ này được hiểu như nhau. Trong khi đó, ở Xứ Nghệ, cho đến nay vẫn có sự phân biệt rõ ràng giữa lòn và luồn.

Chúng tôi có thể dẫn ra các trường hợp như thế để nói lên rằng, tiếng Việt phổ thông trước thế kỷ XX, một số trong đó, dần dần đã bị biến âm, không còn được thông dụng trong dân cư nhiều vùng khắp ngoài Bắc trong Nam; nhưng đối với cộng đồng dân cư Nghệ Tĩnh, vẫn là tiếng nói hàng ngày, như một bảo lưu truyền thống; hay nói cách khác, đó là những gì thuộc về gia bảo mà ông cha để lại cho mai sau, cần phải trân trọng và kế thừa.

Như vậy, chỉ riêng Truyện Kiều của Nguyễn Du, ngôn ngữ Truyện Kiều là ngôn ngữ của Đại Việt cho đến trước thế kỷ XIX, đó không phải là của riêng tiếng Nghệ, mà một số trong đó nay chỉ còn lại trong dân cư Xứ Nghệ. Cũng vì vậy mà ai đó muốn chứng minh, ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du là ngôn ngữ Xứ Nghệ là một sai lầm, là sự phân biệt một cách vô căn cứ tiếng Việt cổ truyền thống nói chung với tiếng nói của dân cư Xứ Nghệ nói riêng. Có thể khẳng định thêm rằng, tiếng Nghệ cho đến ngày nay là những gì còn lại của tiếng Việt truyền thống, đã xuyên suốt hàng ngàn năm lịch sử.

Ngược lên thế kỷ XV, với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, chúng tôi cũng đã tìm thấy nhiều âm từ của tiếng nói phổ thông thời đó, chỉ còn lại trong tiếng Nghệ Tĩnh đương đại. Trong đó, có một số âm - từ, như: chon chen, chon von, chót vót, chộ, chủi, lằn, lẹt đẹt, lưng, quảy, rạnh, thốt, vướng vít, xống áo… đã và đang bị đọc sai trong các phiên nôm ra quốc ngữ. Chẳng hạn: Lẹt đẹt trong câu: Tài lẹt đẹt nhiều nên kém bạn, bị đọc thành lẹt lạt. Lặn lội trong câu: Lặn lội làm chi cho nhọc hơi, bị đọc thành lặn lọc. Chộ trong câu: Chộ đánh vô can ắt phải đòn, bị đọc thành trợ đánh.

Tiếng Nghệ, mối quan hệ với tiếng Mường và Tày - Thái cổ

Tiếng Nghệ, như đã trình bày ở trên, không chỉ là tiếng Việt truyền thống và phổ thông cho đến trước thế kỷ XX, mà còn có cội nguồn từ xa xưa, thậm chí, đến hàng ngàn năm trước. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến mối quan hệ cội nguồn giữa tiếng nói Nghệ với tiếng nói Mường và tiếng Tày - Thái cổ.

Tiếng Nghệ Tĩnh cho đến nay, không phải là tiếng riêng của dân cư Xứ Nghệ

Tiếng Nghệ Tĩnh cho đến nay, không phải là tiếng riêng của dân cư Xứ Nghệ

Trước hết, nói về quan hệ giữa tiếng Nghệ Tĩnh với tiếng Mường. Như đã có lần chúng tôi chứng minh rằng, từ vựng cơ bản (từ sinh hoạt truyền thống) của tiếng Mường và tiếng Nghệ có tỷ lệ tương ứng 1: >1, hay nói cách khác, 2 thứ tiếng này vốn là một, có chung nguồn gốc tiếng Việt cổ; nhưng trong tiến trình lịch sử, bộ phận người Việt sinh sống ở vùng rừng núi hẻo lánh, ít bị thay đổi, thiếu giao lưu, nên bảo lưu nhiều từ vựng cổ; trong khi đó, người Việt vùng đồng bằng, giao lưu nhiều hơn, tiếng nói luôn thay đổi; do đó, tiếng Mường khác với tiếng nói đồng bằng Bắc bộ, trong khi đó, tiếng Nghệ, tuy có thay đổi, nhưng vẫn còn giữ lại nhiều âm Việt cổ như tiếng Mường. Chẳng hạn, một số từ vựng trong tiếng Nghệ và tiếng Mường, cho đến nay vẫn là từ vựng chung, như: eng = anh, ló = lúa, xeng = xanh, mẹng = miệng… Lý giải hiện tượng có chung tiếng nói Việt - Mường là vì lịch sử của 2 cộng đồng người Việt này vốn là người Việt cổ, cho đến cuối thế kỷ XIX, chính quyền của người Pháp chia tách và cắt một bộ phận đất phía Nam phủ Hưng Hóa làm tỉnh Mường (tức tỉnh Hòa Bình ngày nay). Trên cơ sở đó, người ta tách bộ phận người Việt ở vùng rừng núi thành một dân tộc riêng, gọi là dân tộc Mường.

Thứ hai, tiếng Việt Nghệ Tĩnh còn có mối quan hệ cội nguồn với tiếng Thái. Đó là một sự thật lịch sử, cho dù đến nay, chưa có một tài liệu quan phương nào nói đến. Những tồn tại của tiếng Thái đã và đang in đậm trên đất đai và trong con người Xứ Nghệ đương đại. Chúng ta bắt gặp những âm từ, như: rọng nương, tre pheo, chó má, mương phai… ai cũng cho rằng, đó là tiếng Nghệ thuần túy. Nhưng trong cả 4 trường hợp vừa dẫn, mỗi tổ từ có 2 cấu thành, tiền tố là âm Việt (rọng, tre, chó, mương), còn hậu tố là âm Thái (nương, pheo, má, phai). Không chỉ âm Thái tồn tại trong cùng một tổ từ có âm Việt, mà tiếng Thái nhiều khi tồn tại riêng, như một số địa hạt cộng đồng dân cư này có nguồn gốc từ Việt cổ. Cũng như cộng đồng người Mường, cộng đồng người Thái là người Việt cổ, hình thành cách ngày nay hàng mấy ngàn năm; về sau, có sự chia tách, mà khởi đầu là vào cuối thời Hùng Vương (thế kỷ thứ III tr. CN), một bộ phận người Việt cổ sinh sống ở Mường Lò (nay thuộc vùng Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), tách ra khỏi nhóm Việt cổ, để hình thành một sắc tộc riêng và được gọi là Thái (cũng viết là Tai hay Tay - Tày), tức nhóm Tày Thái về sau. Người đại diện cho nhóm Tày Thái đó là Tức pắn (tên gọi của viên thủ lĩnh bộ tộc), mà viên Tức pắn lừng danh đó, chính là Thục Phán, người thừa kế Hùng Vương, tiến từ Yên Bái về Cổ Loa (Hà Nội) xây dựng kinh đô của nhà nước Âu Lạc.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng, tiếng Nghệ Tĩnh cho đến nay, không phải là tiếng riêng của dân cư Xứ Nghệ, mà là tiếng nói của cộng đồng người Việt kể từ khi hình thành (từ người Việt cổ). Trong quá trình tiến hóa, Nghệ Tĩnh là vùng đất giữ lại được nhiều nhất những yếu tố của tiếng Việt cổ cho đến tận ngày nay. Cũng vì thế, chúng ta có thể khẳng định, chỉ có tiếng Việt của cộng đồng dân cư Việt khắp mọi miền đất nước, chứ không có tiếng riêng cho một vùng dân cư nào. Những khác biệt trong tiếng nói của từng vùng chỉ dành riêng cho từng vùng đất, chưa đủ yếu tố để cấu thành phương ngữ, mà cũng không làm phương hại đến tiếng phổ thông, như tiếng Nghệ mà chúng ta đang nói đến ở đây, nên được coi như tiếng dân dã của vùng đó. Nhiều vấn đề về tiếng Nghệ cần được làm sáng tỏ hơn, chúng tôi hy vọng sẽ trở lại tiếng Nghệ trong những dịp thuận tiện khác.

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...