Ảnh minh họa
Ban Quản lý dự án điện hỏi, lao động nam này có thuộc đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi không? Người lao động và người sử dụng lao động cần làm những thủ tục gì?
Về vấn đề này, cơ quan BHXH trả lời như sau:
Do câu hỏi chưa đầy đủ thông tin nên căn cứ Luật BHXH, đơn vị cần đối chiếu với các quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:
Lao động đang tham gia BHXH có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Nam từ đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 55 tuổi;
- Nam từ đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi, có 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, phụ cấp khu vực 0,7;
- Nam, nữ từ đủ 50 tuổi có 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;
- Người lao động bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc người lao động có 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Không quy định về tuổi đời.
Đối với người lao động có từ đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động:
- Từ ngày 1/1/2018, nam đủ 53 tuổi, nữ đủ 48 tuổi; năm 2019 nam đủ 54 tuổi, nữ đủ 49 tuổi; từ năm 2020 trở đi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu với mức thấp hơn do nghỉ hưu trước tuổi quy định.
- Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81%.
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
- Sổ BHXH;
- Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với trường hợp nghỉ hưu khi suy giảm khả năng lao động hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp đủ điều kiện nghỉ hưu do bị nhiễm HIV/AIDS.