Malaysia có thể trở thành nơi lây lan virus SARS-CoV-2 siêu đột biến

Malaysia có thể có 1 hay nhiều biến thể địa phương từ đó làm gia tăng khả năng và tốc độ lây nhiễm cũng như sự tăng lên không ngừng của số ca không triệu chứng, số ca lẻ tẻ.

Malaysia có thể trở thành nơi lây lan virus SARS-CoV-2 siêu đột biến

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Ampang, gần Kuala Lumpur, Malaysia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Malaysia có thể là quê hương của một số biến thể virus SARS-CoV-2 địa phương, siêu lây nhiễm, nhưng lại đang nằm ngoài tầm ngắm của các cơ quan y tế nước này.

Theo các nhà virus học, trong khi Bộ Y tế Malaysia đang tập trung vào các biến thể virus SARS-CoV-2 nhập khẩu đáng lo ngại (VoC), đặc biệt là biến thể Ấn Độ đột biến kép B1617 đáng sợ, các chủng virus địa phương không xác định có thể thúc đẩy làn sóng lây nhiễm hiện nay.

Trong một phát biểu được tờ Đông Phương nhật báo trích dẫn lại, Giáo sư-Tiến sỹ Sazaly Abu Bakar, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới thuộc Đại học Malaysia, cho biết hiện tại, VoC (được quan tâm) là loại đột biến kép của Ấn Độ, nhưng có khả năng là một biến thể mới đang thúc đẩy sự bùng phát của dịch bệnh tại Malaysia.

Các nhóm siêu lây nhiễm trong các nhà tù và trung tâm giam giữ ở Malaysia càng chứng tỏ sự tồn tại của virus lâu hơn và có sức lây lan mạnh hơn.

Căn cứ vào số ca mắc COVID-19 mới, Giáo sư Sazaly cho rằng Malaysia có thể có 1 hay nhiều biến thể địa phương từ đó làm gia tăng khả năng và tốc độ lây nhiễm cũng như sự tăng lên không ngừng của số ca không triệu chứng, số ca lẻ tẻ.

Trên thực tế, Trung tâm Nghiên cứu và Giáo dục các bệnh truyền nhiễm nhiệt đới đã xác định được 2 chủng virus tiềm ẩn tại địa phương và đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Theo Giáo sư Sazaly, Malaysia đang trong một cuộc chiến mà không biết kẻ thù trông như thế nào, chỉ có thể bắn trong bóng tối bởi vì sau một năm vẫn chưa có đủ dữ liệu và nghiên cứu về các mẫu địa phương.

Giáo sư Sazaly nhấn mạnh cách duy nhất để Malaysia giành chiến thắng là tạo ra những bước đột phá về điều trị, nhưng điều này không thể đạt được nếu không đưa virus dưới kính hiển vi.

Trong khi đó, các đơn vị y tế Malaysia vẫn chưa cung cấp kết quả nghiên cứu gene và nhiều nhà khoa học đồng ý rằng dữ liệu về virus được nghiên cứu do Viện Nghiên cứu Y học Quốc gia công bố là rất hạn chế.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.
Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Hezbollah tuyên bố không giải giáp

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ngày 5/7, Tổng thư ký nhóm vũ trang Hezbollah Sheikh Naim Qassem đã bác bỏ lời kêu gọi của Chính phủ Liban về việc giải trừ vũ khí, đồng thời ông cũng kêu gọi Israel rút khỏi lãnh thổ nước này.