Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

(Baohatinh.vn) - Mặt trận Việt Minh ra đời ngày 19/5/1941 là sự chuẩn bị quan trọng cho thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Bài học về tinh thần đoàn kết và phát huy sức mạnh quần chúng nhân dân của Mặt trận Việt Minh đến nay vẫn còn nguyên giá trị ở Hà Tĩnh.

Sự chuẩn bị cần thiết cho thành công của Cách mạng tháng Tám

Trước tình hình chiến tranh thế giới thứ hai ngày càng lan rộng và ác liệt, đầu năm 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định rời Trung Quốc để về nước. Sau một thời gian nắm tình hình và chuẩn bị, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương từ ngày 10 - 19/5/1941 tại huyện Hà Quảng (Cao Bằng).

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Lời hiệu triệu của Tổng bộ Việt Minh. (Ảnh internet)

Hội nghị đã xác định cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng dân tộc giải phóng và chủ trương thành lập mặt trận dân tộc thống nhất riêng cho mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Trước tình hình đó, Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh được thành lập, gọi tắt là Mặt trận Việt Minh, thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (thành lập tháng 11/1939).

Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh nêu rõ: “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết thảy các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, gái trai, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn”.

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Hưởng ứng lời hiệu triệu của Mặt trận Việt Minh, Nhân dân ta đã nhất tề đứng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8/1945. (Ảnh internet).

Việt Minh được coi là bước phát triển cao hơn, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia hơn so với các hình thức mặt trận trước đó như: Hội Phản đế đồng minh (18/11/1930), Hội Phản đế liên minh (tháng 3/1935), Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế (tháng 6/1936), Mặt trận Dân chủ thống nhất (tháng 3/1938), Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương (tháng 11/1939) và Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế (cuối năm 1940).

Ngày 14/8/1945, khi thời cơ cách mạng đã chín muồi, Tổng bộ Việt Minh hiệu triệu: “... Giờ tổng khởi nghĩa đã đánh. Trước cơ hội có một không hai này, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam tung xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đòi lấy tự do, hạnh phúc cho Nhân dân!”.

Chỉ trong vòng 2 tuần lễ sau lời hiệu triệu, chính quyền đã về tay Nhân dân ta. Sức mạnh nội sinh từ khối đoàn kết toàn dân trong Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nhân dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ để khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - nhà nước Dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á.

Phát huy bài học về tinh thần đoàn kết

Gần 80 năm trôi qua kể từ thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, bài học về vai trò lãnh đạo của mặt trận trong tập hợp sức mạnh quần chúng nhân dân được Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng và phát triển trong suốt tiến trình lãnh đạo.

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Người dân Can Lộc hăng hái ra quân chỉnh trang đường làng, ngõ xóm. (Ảnh Thúy Ngọc).

Trong mỗi thời kỳ, mặt trận lại có tên gọi phù hợp điều kiện và hoàn cảnh lịch sử, song với tên gọi nào thì mặt trận cũng luôn phối hợp chặt chẽ với chính quyền và các tổ chức thành viên; là nơi tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp Nhân dân thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước; tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Cùng với quá trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam nói chung, mặt trận nói riêng, MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã kế thừa và phát huy vai trò trong đoàn kết, cổ vũ Nhân dân vượt qua những giai đoạn khó khăn, góp phần vào những thành công to lớn trong công cuộc giành độc lập, xây dựng đất nước.

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Thành quả của công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Hà Tĩnh là có thêm nhiều “miền quê đáng sống” (Trong ảnh: một tuyến đường khang trang, sạch đẹp ở xã Thạch Đài - huyện Thạch Hà).

Hà Tĩnh đang trong giai đoạn xây dựng, phát triển trên tất cả các lĩnh vực KT - VH - XH. Quá trình đó gặp không ít gian nan, thử thách nhưng với quan điểm xuyên suốt “dân là gốc”, MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh đã luôn dựa vào dân, tin tưởng vào sức mạnh của dân để cùng nhau vượt qua những chặng đường khó khăn. Đó là khi chính quyền, mặt trận biết tranh thủ sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân để xây dựng Hà Tĩnh từ một tỉnh nghèo nàn, lạc hậu trở thành điểm sáng, điển hình trong phong trào xây dựng nông thôn mới của cả nước.

Từ tinh thần hăng hái trong xây dựng nông thôn mới, người dân ngày càng hưởng ứng sâu rộng các phong trào do MTTQ phát động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Sản xuất, kinh doanh giỏi”, “Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”…; cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”…

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Hưởng ứng lời kêu gọi của MTTQ, các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ hàng chục tỷ đồng giúp Hà Tĩnh chống dịch.

Không chỉ trong các phong trào thi đua, ở những thời điểm xảy ra biến cố như thiên tai, dịch bệnh, vai trò tập hợp đoàn kết của MTTQ cũng thể hiện rất rõ nét.

Khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát, hưởng ứng lời kêu gọi “Toàn dân tham gia ủng hộ phòng chống dịch Covid-19” ngày 24/3/2020 của Ủy ban MTTQ tỉnh, các tầng lớp Nhân dân trong và ngoài nước đã ủng hộ Hà Tĩnh gần 85 tỷ đồng; cán bộ, Nhân dân, các tổ chức thành viên đã đóng góp hàng vạn ngày công phục vụ công tác chống dịch; những món quà thơm thảo của người dân trao gửi cả tình cảm, nghĩa tri ân đối với các lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch.

Mặt trận Việt Minh và bài học về phát huy tinh thần đoàn kết toàn dân

Phụ nữ xã Sơn Hồng (Hương Sơn) trao tặng nhu yếu phẩm, động viên tinh thần lực lượng bộ đội biên phòng làm công tác chống dịch ở biên giới.

Trận lụt lịch sử tháng 10/2020, nhiều vùng quê Hà Tĩnh thiệt hại lớn về người, tài sản. Dưới sự kêu gọi của MTTQ, tinh thần “tương thân tương ái”, truyền thống đoàn kết lại một lần nữa được Nhân dân ta phát huy. Hơn 180 tỷ đồng đã được MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh tiếp nhận và phân bổ cho người dân vùng thiên tai tái thiết cuộc sống.

Vùng đất “chảo lửa, túi mưa” không năm nào tránh khỏi thiên tai, dịch bệnh vẫn trong những ngày diễn biến phức tạp nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, chính quyền, vai trò tập hợp đoàn kết của MTTQ, người dân Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đồng lòng để vượt qua gian khó, vững bước trên hành trình mới.

Chủ đề Chủ trương - Chính sách

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành mong muốn bà con nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.