Bánh Trung thu “homemade” liệu có sạch?

Trước Trung thu 1 - 2 tháng, thị trường mua bán nguyên vật liệu làm bánh Trung thu đã sôi động vì nhiều bà nội trợ quyết định tự làm bánh cho gia đình thưởng thức.

Muốn con được trải nghiệm

Dù công việc khá bận nhưng vì muốn cho con được tự tay làm bánh Trung thu, chị Thu Lan (Hàng Bông, Hà Nội) đã mua nguyên liệu để cả gia đình cùng làm bánh. Chị Lan chia sẻ, làm bánh Trung thu khá cầu kỳ, trong đó khâu làm nhân bánh là kỳ công nhất.

Cũng may ngoài thị trường, các cửa hàng bán nguyên liệu cung cấp đủ cả từ bột làm vỏ bánh, các loại nhân bánh đến hương liệu tạo mùi vị, nước bóng phết mặt bánh..., nên công đoạn làm bánh rút ngắn thời gian. Vậy mà để có được 10 cái bánh, 3 mẹ con phải làm mất cả buổi chiều đến tối muộn mới xong.

banh trung thu homemade lieu co sach

Để có bánh Trung thu tự làm đảm bảo, cần chọn nguyên liệu rõ nguồn gốc

“Mọi năm, tôi mua bánh về thắp hương xong con chẳng thích ăn, thế mà khi tự tay làm bánh, chúng háo hức chờ đợi để được ăn bánh. Đứa nào cũng dặn mẹ làm thêm mấy chiếc để còn mang đi khoe bạn bè. Đặc biệt là bánh chúng làm ra, chúng ăn hết sạch chứ không để thừa vì chúng biết làm ra một chiếc bánh vất vả thế nào” - chị Lan chia sẻ.

Chị Hoàng Huyền (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Vì con muốn được tự tay làm bánh, tôi đã mua nguyên liệu về để mấy mẹ con cùng làm. Tôi thấy đã mất công làm thì làm nhiều nhiều một chút để biếu người quen. Ai ngờ ăn ngon, họ đặt hàng. Còn chị Mai, khách đặt bánh nhà chị Huyền, cho biết: “Mua bánh hãng vừa đắt mà mùi vị không như ý. Tôi đặt 3 hộp bánh nhà chị Huyền vừa để nhà dùng vừa biếu hai bên nội ngoại. Ai ăn cũng khen ngon mà giá chỉ bằng 2/3 giá hãng. Bánh do người quen làm cũng thấy yên tâm về ATVSTP”.

Nguyên liệu làm bánh có đảm bảo ATVSTP?

Nguyên liệu để làm một chiếc bánh Trung thu gồm rất nhiều thứ, nhất là ở phần nhân bánh. Đơn cử như nhân bánh thập cẩm, phải chuẩn bị nhiều nguyên liệu như: hạt điều, vừng trắng, hạt dưa bóc nõn, lạp xường, mứt bí, mứt sen, lá chanh… Rồi quá trình làm nhân cũng rất phức tạp, chuẩn bị một loại nhân cũng mất cả buổi chiều. Vì thế, đa số người làm bánh thường chọn mua nhân chế biến sẵn, về nhà chỉ việc đem cho vào bánh và cứ nghĩ tự tay làm bánh là sản phẩm đảm bảo.

Ngày 27/8, trạm kiểm soát liên ngành Dốc Quýt - Lạng Sơn phát hiện xe taxi chở 6 thùng hàng gồm 70kg nhân và 20kg hạt đã qua sơ chế để làm bánh Trung thu do Trung Quốc sản xuất. Ngày 24/8, cũng trạm này phát hiện bắt giữ 12 can nhựa chứa dầu nguyên liệu dùng làm bánh, không qua kiểm định.

Trước đó, ngày 23/8, Đội Quản lý trật tự số 11 Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội phối hợp với Cục Cảnh sát môi trường và Công an quận Tây Hồ bắt giữ một ô tô tại trụ sở Công ty Cổ phần bánh kẹo liên doanh Malays@Việt Nam (523 đường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội)… chở 50.000 quả trứng muối được đóng thành từng túi, 100 thùng mỗi thùng chứa 20kg nhân làm bánh Trung thu đã chế biến như: đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn, thập cẩm…

Các loại nhân bánh trên được đóng vào túi nilon cứng với tổng khối lượng khoảng 2 tấn. Toàn bộ số hàng trên không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không hạn sử dụng, nhãn mác chỉ có tiếng Trung Quốc.

Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng - Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, các loại nguyên liệu như bột, nhân, gia vị... làm bánh Trung thu có nguy cơ nhiễm vi sinh vật rất cao nếu không được bảo quản đúng cách.

Điều kiện vệ sinh nơi chế biến, dụng cụ chế biến, dụng cụ bảo quản bánh đều có nguy cơ chứa các tác nhân gây ô nhiễm. Nếu ăn bánh bị nhiễm vi sinh vật dễ bị bệnh tụ cầu, tả, lỵ, ký sinh trùng, thậm chí còn bị ngộ độc nặng đe dọa tới tính mạng”. Vì thế, người làm bánh phải cẩn trọng trong việc lựa chọn nguồn nguyên liệu và phụ gia làm bánh Trung thu.

Còn bác sĩ Trần Thị Hồng Loan, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM khẳng định, nguyên liệu làm bánh Trung thu dễ có nguy cơ nhiễm vi sinh gây bệnh và môi trường sản xuất bánh phải đảm bảo an toàn. Khi mua bánh Trung thu homemade, người mua nên chọn nơi tin tưởng./.

Theo TNVN/VOV

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?