Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Một số quốc gia trên thế giới như Đức, Italy, Canada… đang cho phép tiêm ngừa vaccine ngừa COVID-19 kết hợp - điều mà các nhà khoa học hy vọng sẽ có lợi.

Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng việc sử dụng hai loại vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn

Các loại vaccine ngừa coronavirus được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay đều được thiết kế dưới dạng tiêm hai mũi, và hầu như người tiêm đều có xu hướng tiêm cùng một loại vaccine cả hai lần.

Nhưng điều đó đang thay đổi, vì ngày càng nhiều quốc gia cho phép - và thậm chí khuyến khích - tiêm chủng kết hợp 2 loại vaccine. Thủ tướng Angela Merkel cũng đã tiêm 2 mũi vaccine khác nhau.

Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Thủ tướng Đức Angela Merkel tiêm 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 khác nhau

Một số quốc gia đã thử cách tiêm kết hợp đó vì cho rằng cần thiết, khi nguồn cung cấp một loại vaccine cạn kiệt; hoặc nhận thấy lợi ích đáng kể của việc 2 mũi tiêm khác nhau.

Những lợi ích tiềm năng

Tiêm trộn vaccine – theo cách gọi của các nhà khoa học là “tăng nguyên tố dị hợp” - không phải là một ý tưởng mới, và các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm phương pháp này trong việc chống lại một số bệnh khác, như Ebola.

Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Đức

Từ lâu, các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết rằng việc cho mọi người sử dụng hai loại vaccine hơi khác nhau có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh hơn, có lẽ vì các vaccine kích thích nhẹ các phần khác nhau của hệ thống miễn dịch hoặc giúp nó nhận ra các bộ phận khác nhau của mầm bệnh xâm nhập.

Nhà virus học John Moore, thuộc Viện Y Dược Weill Cornell (Mỹ), cho biết: “Lập luận là một với một có thể tạo ra ba. Tuy nhiên, lập luận đó có áp dụng ở trường hợp COVID-19 hay không sẽ cần được đánh giá bằng dữ liệu thực tế”.

Nhà miễn dịch học Zhou Xing thuộc Đại học McMaster (Canada) nhận định rằng ngoài những lợi ích tiềm năng về miễn dịch học, việc trộn và kết hợp vaccine cũng “mang lại sự linh hoạt cần thiết khi nguồn cung cấp vaccine không đồng đều hoặc hạn chế”.

Dữ liệu nói lên điều gì?

Nhiều thử nghiệm lâm sàng đã được tiến hành để xác định xem có lợi ích hay hạn chế về việc tiêm các loại vaccine ngừa COVID-19 khác nhau.

Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Tiêm chủng vaccine COVID-19 diện rộng tại Paris, Pháp

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford (Anh) thử nghiệm các tổ hợp vaccine khác nhau - bao gồm các mũi tiêm AstraZeneca-Oxford , Pfizer-BioNTech , Moderna và Novavax - trong thử nghiệm Com-Cov.

Viện Y tế Quốc gia Mỹ gần đây đã đưa ra một thử nghiệm về các liều tăng cường hỗn hợp.

Các nhà nghiên cứu Nga đang thử nghiệm sự kết hợp giữa vaccine Sputnik V và mũi tiêm AstraZeneca. Bản thân vaccine Sputnik cũng được bào chế theo cách tiếp cận kết hợp với các mũi tiêm có công thức khác nhau.

Một số nghiên cứu trên đã đưa ra kết quả sơ bộ đầy hứa hẹn. Nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha thông báo rằng những người được tiêm một liều vaccine AstraZeneca, sau đó tiêm thêm một liều vaccine Pfizer, cho thấy phản ứng miễn dịch mạnh mẽ hơn so với những người được tiêm 2 mũi vaccine AstraZeneca.

"Tiêm trộn" có an toàn không?

Dữ liệu sơ bộ từ nghiên cứu Com-Cov (Anh) cho thấy việc pha trộn và kết hợp vaccine ngừa COVID-19 có thể làm tăng tỷ lệ mắc các tác dụng phụ nhẹ và trung bình, bao gồm sốt, mệt mỏi và đau đầu.

Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, các tác dụng phụ này có thể là dấu hiệu của một phản ứng miễn dịch mạnh. Họ nhận thấy rằng hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong vòng 48 giờ sau khi tiêm.

Tại sao ngày càng nhiều người tiêm vaccine ngừa COVID-19 khác nhau?

Italia cho phép những người đã tiêm một liều vaccine AstraZeneca có thể nhận được một loại vaccine khác cho lần tiêm thứ 2 của họ.

Được biết, Vương quốc Anh cho phép tiêm kết hợp vaccine ngay từ những ngày đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19. Các quốc gia khác như Đức, Canada, Thụy Điển, Pháp, Tây Ban Nha… cho phép những người đã tiêm một liều vaccine AstraZeneca có liên quan đến chứng rối loạn đông máu hiếm gặp, có thể nhận được một loại vaccine khác cho lần tiêm thứ 2 của họ.

Để đối phó với việc chậm giao mũi tiêm AstraZeneca, Hàn Quốc tuần trước đã thông báo rằng các nhân viên y tế đã tiêm liều đầu tiên AstraZeneca có thể nhận được mũi tiêm thứ hai là vaccine Pfizer.

Ban cố vấn vaccine của Canada nói rằng vacccine Pfizer và Moderna có thể được sử dụng thay thế cho nhau.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Hỏi đáp về dịch COVID-19

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast