Tác hại của trời nồm
Trời nồm khiến cho hơi nước ngưng tụ, không khí ẩm ướt (tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc… sinh sôi nảy nở) kéo theo hàng loạt các hệ lụy liên quan đến con người và vật dụng, thực phẩm. Biểu hiện dễ nhận thấy và khó chịu nhất của trời nồm là sàn/tường/trần của những ngôi nhà thấp thường ẩm ướt như “đổ mồ hôi”; quần áo giặt lâu khô; sờ vào khăn, chăn, ga, gối, đệm luôn có cảm giác ẩm ẩm, hôi hám; các vật dụng như đồ điện tử dễ hỏng hóc, thực phẩm dễ nấm mốc… Đối với con người, hiện tượng thời tiết khó chịu này khiến cho lỗ chân lông bị bí, quá trình bài tiết qua da bị hạn chế, từ đó, sinh ra hàng loạt các bệnh như đau đầu, mệt mỏi, hen suyễn, tim mạch, các bệnh về khớp, tiêu hóa…
Một trong những hiện tượng thời tiết khá đặc biệt xuất hiện ở miền Bắc vào cuối mùa Đông, đầu mùa Xuân là độ ẩm không khí cao, kèm mưa phùn mà chúng ta thường quen gọi là tiết trời nồm.
Nguyên nhân gây nồm
Trời nồm ẩm là hiện tượng đọng sương, hơi nước trên bề mặt đồ vật cứng như gỗ, đá, kín h. Nguyên nhân là do nguồn không khí ẩm ngoài biển thổi vào lại gặp ngay lớp không khí lạnh ở tầng thấp trong đất liền. Theo tính toán của các chuyên gia, độ ẩm trong không khí nếu ở mức 65-75% sẽ gây nên hiện tượng nồm ẩm.
Hiện tượng này thường xảy ra vào những ngày cuối đông, đầu xuân khi thời tiết chuyển từ lạnh sang ấm hoặc nóng. Sự chuyển biến càng nhanh, càng đột ngột thì Nồm xảy ra càng nhanh, càng mạnh.
Mẹo chống nồm đơn giản
Tiết trời nồm ẩm không những gây ra nhiều cảm giác khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể mà còn là “khắc tinh” của nhiều thiết bị điện tử. Vậy làm gì để đối phó với sự khó chịu này? Bạn hãy theo dõi infographic sau để nắm trong tay những bí kíp nhỏ nhưng vô cùng hữu dụng.