Mô hình sinh kế trao cơ hội cho phụ nữ nghèo vươn lên

(Baohatinh.vn) - Thời gian qua, các cấp hội phụ nữ Hà Tĩnh đã trao tặng hàng nghìn mô hình sinh kế cho hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, giúp chị em vươn lên, ổn định cuộc sống.

Khác với sự khó khăn, thiếu thốn trong nhiều năm trước, nay cuộc sống của gia đình chị Phan Thị Hạnh (60 tuổi, ở thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) đã ổn định, khấm khá hơn rất nhiều. Dự tính trong năm 2024 này, thu nhập của gia đình từ mô hình chăn nuôi bò, gà, vườn cây ăn quả, chè xanh, cùng 6 sào ruộng ước đạt khoảng 75 triệu đồng. Để có sự đổi thay trong cuộc sống, ngoài nỗ lực của chị Hạnh là sự tiếp sức của các cấp hội phụ nữ, thông qua việc trao tặng các mô hình sinh kế.

a1-3051.jpg
Chị Phan Thị Hạnh ( thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh) bên con bò giống - mô hình sinh kế do các cấp hội phụ nữ trao tặng.

Chị Hạnh kể: "Năm 2016, chồng tôi không may bị tai biến. Gia đình đã nghèo lại dồn hết sức để cứu chữa cho chồng nên kinh tế trở nên kiệt quệ. Con đông (4 gái, 1 trai), đứa còn nhỏ, đứa không có nghề ổn định. Nhờ sự vận động hỗ trợ của các cấp hội phụ nữ, tôi được trao mô hình sinh kế, vay vốn quỹ tiết kiệm của chị em, từ đó gầy dựng dần dần. Đến nay, cuộc sống gia đình đã ổn định, đạt các tiêu chí thoát nghèo".

Được biết, từ năm 2017 đến nay, thông qua sự vận động của các cấp hội phụ nữ, chị Hạnh nhiều lần được hỗ trợ mô hình sinh kế gà, mỗi đợt từ 40-50 con gà giống để gây vốn.

a2-2120.jpg
Cán bộ Hội LHPN xã Kỳ Phong đến thăm hỏi động viên vợ chồng chị Phan Thị Hạnh.

Đặc biệt, năm 2023, thông qua dự án của Tổ chức Bánh mì cho thế giới, Hội LHPN huyện Kỳ Anh đã trao cho chị con bò giống trị giá 15 triệu đồng. Nhờ chăm sóc tốt, đến nay bò mẹ đã sinh 1 bê con và hiện đang chuẩn bị sinh lứa thứ hai. Vừa qua, từ tiền bán bê con được 9 triệu đồng, chị Hạnh đầu tư mua một máy xay xát cá nhân để phục vụ cho gia đình và chăn nuôi, cuộc sống gia đình cũng dần ổn định.

Chị Hoàng Thị Liên - Chủ tịch Hội LHPN Kỳ Phong cho biết: "Cùng với chị Phan Thị Hạnh, thời gian qua, hàng chục mô hình sinh kế do các cấp hội phụ nữ trao tặng trên địa bàn đã phát huy hiệu quả, giúp hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn thoát nghèo bền vững. Bên cạnh, nguồn vận động từ hội phụ nữ cấp trên, hiện, 10/10 chi hội phụ nữ của xã đều có quỹ tiết kiệm để hỗ trợ cho các chị em nghèo vay, tạo sinh kế để không ngừng vươn lên".

a4-2901.jpg
Từ những mô hình sinh kế gà, bò đã giúp chị Hạnh mở mang sản xuất, đầu tư làm vườn trồng chè và cây ăn quả.

Theo báo cáo của Hội LHPN huyện Kỳ Anh, từ năm 2021 đến nay, các cấp hội phụ nữ toàn huyện đã vận động, hỗ trợ 450 mô hình sinh kế cho hội viên phụ nữ nghèo tại 20/20 xã trên địa bàn, đạt 80% chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết Đại hội đại biểu phụ nữ huyện, nhiệm kỳ 2021-2026.

Trong đó, trung bình mỗi mô hình được hỗ trợ từ 2- 15 triệu đồng. Bên cạnh đó, toàn huyện đã duy trì 386 tổ tiết kiệm phụ nữ, với tổng số tiền huy động đạt 12 tỷ đồng, giúp gần 1.500 lượt hội viên, phụ nữ nghèo vay vốn phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.

a3-8014.jpg
Nhờ mô hình sinh kế gà giống trị giá 5 triệu đồng do các cấp hội phụ nữ hỗ trợ, chị Nguyễn Thị Hóa ( ở xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh) đã vươn lên thoát nghèo.

Cùng với huyện Kỳ Anh, thời gian qua, mô hình sinh kế cho phụ nữ nghèo đã được các cấp hội phụ nữ tại 13/13 huyện, thành phố, thị xã trên toàn tỉnh triển khai sâu rộng, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Từ năm 2021 đến nay, các cấp hội đã huy động đạt trên 95 tỷ đồng nhằm hỗ trợ phụ nữ nghèo, khó khăn như: trao mô hình sinh kế, tặng các suất quà, xây dựng mái ấm tình thương, bếp đun, bóng đèn tiết kiệm, bình lọc nước... Trong đó, các cấp hội phụ nữ toàn tỉnh đã trao 3.115 mô hình sinh kế trị giá hàng chục tỷ đồng.

a6-3645.jpg
Hội LHPN xã Phú Gia (Hương Khê) trao mô hình sinh kế lợn giống cho chị Nguyễn Thị Hà (ngoài cùng bên phải) có hoàn cảnh khó khăn tại thôn Phú Bình, dịp tháng 9/2024.

Chị Trần Thị Hồng Thắm - Chủ tịch Hội LHPN Hương Khê cho biết: "Là địa phương miền núi, đời sống người dân nói chung và các hội viên phụ nữ nói riêng còn nhiều khó khăn, trong đó số lượng hội viên nghèo khá nhiều. Vì vậy, cùng với chủ trương, chính sách hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, mô hình sinh kế có ý nghĩa rất quan trọng. Trong hơn 3 năm qua, chúng tôi đã vận động hỗ trợ 461 mô hình sinh kế cho hội viên, phụ nữ khó khăn với tổng số tiền 376,5 triệu đồng. Nhờ sự hỗ trợ, nhiều chị em đã vươn lên thoát nghèo bền vững".

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững và với với phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", thời gian tới, các cấp hội phụ nữ Hà Tĩnh sẽ tiếp tục vận động các nguồn lực xã hội để trao tặng mô hình sinh kế cho hội viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng quán triệt đến các đơn vị hội cơ sở, thường xuyên nắm bắt tình hình cũng như giám sát, giúp các chị em được hỗ trợ, phát triển mô hình sinh kế một cách hiệu quả.

Bà Phạm Thị Thu Hương - Trưởng ban Kinh tế - Gia đình xã hội (Hội LHPN Hà Tĩnh)

Chủ đề An sinh xã hội

Đọc thêm

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Cảnh báo nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại

Dù Hà Tĩnh được công nhận là đã loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh song với việc xuất hiện các ca sốt rét ngoại lai đã dẫn tới nguy cơ cao bệnh có thể quay trở lại.
Ngắm đàn cò ngàn con kéo về trú ngụ tại một trang trại ở Hà Tĩnh

Gian nan bảo vệ chim trời

Thời gian gần đây, có nhiều đàn chim hoang dã, chim di cư về vùng đất Hà Tĩnh trú ngụ. Thế nhưng, để bảo vệ môi trường sống cho các loài chim, lực lượng chức năng và người dân đang gặp không ít khó khăn.
Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Bài 2: Huy động tổng lực, dồn sức trên những “đại công trường”

Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Bài 1: Quyết tâm về đích trước thời hạn của cả nước

Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Vinh quang nghề công tác xã hội

Vinh quang nghề công tác xã hội

Dẫu nhiều vất vả song những người làm công tác xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn luôn nỗ lực đồng hành, hỗ trợ các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương để họ vươn lên trong cuộc sống.
Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Nhiều phương pháp ôn tập sáng tạo cho học sinh lớp 12

Học sinh cuối cấp tạo nhóm hỗ trợ nhau ôn bài, giáo viên tăng cường cho học sinh luyện đề thi thử trên các phần mềm trực tuyến… là những giải pháp đã được triển khai tại Hà Tĩnh sau khi Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm có hiệu lực.