"Mỗi vần thơ là cả một tấm lòng"

Viết cho em mùa lũ

Khi thấy quá đau buồn không thể đứng lên

Em hãy đến miền Trung những ngày mưa lũ

Những người dân kiệt cùng sức lực

Sẽ giúp em đứng lên!

*

Con lũ nhấn chìm cuộc sống bình yên

Những nhà cửa, áo cơm,…và bàn thờ tổ tiên

Người đàn bà sinh con trong ngày đỉnh lũ

Gói mỳ tôm lạnh ngắt trên tay

*

Đứa trẻ chống bè nhỏ nhoi giữa biển nước tìm cha

Tiếng gọi chìm vào lòng đêm lặng lẽ

Chiếc áo quan buộc vào thân cây chờ nước rút

Phút hoá thân cát bụi nhọc nhằn

*

Họ vịn vào nhau để tìm cách đứng lên

Họ đứng sát vào nhau để cùng chống chịu

Họ vịn vào nhau những tấm lòng thơm thảo

Trong khổ đau mới thấu nghĩa đồng bào

*

Em thấy không cuộc sống dẫu mất – còn

Những trang sách ướt nhèm vẫn mang niềm mơ ước

Con đường đến trường ngập nhiều bùn đất

Lấm lem. Tà áo em bay…

Tôi đọc bài thơ này sau hơn một tháng từ khi mưa lũ thoát khỏi miền Trung. Đó là vào một buổi sáng cuối năm, không gian, đất trời, tươi tắn như chưa hề có dấu vết nào của gió mưa, bão lũ. Vậy mà trái tim vẫn rung lên những xúc cảm khó diễn tả thành lời. Bắt đầu bằng lời khuyên chân thành đến nao lòng: Khi thấy quá đau buồn, không thể đứng lên/Em hãy đến miền Trung những ngày mưa lũ.

Khuyên nhủ người thân của mình đến một nơi chốn gian nan nhất để thử sức, đây ắt không phải là lời khuyên nhủ thông thường trong quan hệ gia đình (anh, chị - em). Giọng điệu thơ từ mềm mại chuyển sang khoẻ khoắn, dứt khoát: “Những người dân kiệt cùng sức lực/Sẽ giúp em đứng lên!”. Tình huống có vấn đề đã bắt đầu nảy sinh từ sự đối lập ngay trong câu thơ: em sẽ đứng lên không phải bởi một bàn tay vịn vững chãi mà từ chính sự kiệt cùng, khổ đau của những người dân vùng lũ.

Ba khổ tiếp theo như một thước phim quay chậm về quang cảnh làng quê trong cơn lũ. Trước hết là sự tiêu điều, mất mát: Cơn lũ nhấn chìm cuộc sống bình yên/Những nhà cửa, áo cơm...và bàn thờ tiên tổ/Người đàn bà sinh con trong ngày đỉnh lũ/Gói mỳ tôm lạnh ngắt trên tay/Đứa trẻ chống bè nhỏ nhoi giữa biển nước tìm cha/Tiếng gọi chìm vào lòng đêm lặng lẽ/Chiếc áo quan buộc vào thân cây chờ nước rút/Phút hoá thân cát bụi nhọc nhằn.

Tự sự, miêu tả hay cảm thán? Khó mà tách bạch từng yếu tố trong sự diễn tả trên đây. Đó là nét độc đáo trong bút pháp thể hiện của Nguyễn Thị Phi Phượng mà đúng hơn khi chính tác giả là người trong cuộc hay là người hoá thân vào cảnh ngộ. Cố cầm lòng mà như không thể cầm lòng, cố khách thể mà rồi vẫn chủ thể; những động, tính từ “nhần chìm”, “lạnh ngắt”, “nhỏ nhoi”, “lạnh lẽo”, “nhọc nhằn” như chắt ra từ tâm can, máu thịt. Những ai đã từng nếm trải những đợt lũ đơn, lũ kép trên mảnh đất miền Trung, không thể không sống lại những phút giây “trong khổ đau mới thấu hiểu đồng bào” như thế. Và chắc chắn, ngay cả những người chỉ được gián tiếp chứng kiến những mất mát, đau thương của người dân vùng rốn lũ (qua phim ảnh), khi đọc bài thơ này, vẫn có sự thấu hiểu và sẽ chia. Hiện hữu trước mắt ta không chỉ vùng quê Nghệ An, Hã Tĩnh, Quảng Bình hay Bắc Trung bộ mùa bão lũ mà có cả những tang thương, mất mát năm nào ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên - vùng cực Nam Trung bộ; Thê thảm lắm hình ảnh “chiếc áo quan buộc vào thân cây” và xót xa lắm “phút hoá thân thành cát bụi nhọc nhằn”.

Thế rồi, những câu thơ đang chùng xuống ảm đạm bỗng lại khoẻ khoắn, vững chãi: Họ vịn vào nhau để tìm cách đứng lên/Họ đứng sát nhau để cùng chống chịu/Họ vịn vào những tấm lòng thơm thảo/Trong khổ đau mới thấu nghĩa đồng bào

Ba lần đại từ “họ” lặp lại như tạo thành bức thành đồng kiên trung, làm cho những người dân vùng lũ từ vị trí thất thế, cam chịu đến tư thế ngẩng cao đầu đáng nể. Song, sức nặng của toàn bài thơ là ở khổ kết: Em thấy không cuộc sống dẫu mất – còn/Những trang sách ướt nhèm vẫn mang niềm mơ ước/Con đường đến trường ngập đầy bùn đất/Lấm lem. Tà áo em bay…

Đến đây, đã có thể chắc chắn mười phần tác giả của bài thơ là một cô giáo dạy Văn, nói với “em” - học sinh của cô bằng chất giọng thấm đẫm yêu thương, khuyên nhủ. Sau khi dẫn dắt “em” vào bài giảng, cô tái hiện những mảnh đời, rồi thì đúc kết thành phương châm sống. Mất – còn là quy luật của cuộc đời. Nắm được quy luật ấy, sẵn sàng đương đầu với gian nan, thử thách để tồn tại, để đi đến tương lai, đó là lẽ sống tốt đẹp. Sau dấu chấm chựng lại ở giữa câu thơ kết là một hình ảnh lãng mạn, bay bỗng “Tà áo em bay…”. Cuối cùng thì sự sống trên mảnh đất này và tương lai mai này vẫn chính là em đó! Bất luận trong hoàn cảnh nào, sự sống vẫn sinh sôi và tương lai vẫn luôn vẫy gọi.

Thật tài hoa khi tác giả đã cách điệu hình ảnh thơ ngay trên nền hiện thực để tạo ra sự lắng đọng sâu sắc về ý nghĩa, rất khó có thể cắt nghĩa cụ thể. Chỉ biết mang máng đâu đó câu thơ tài hoa của thi sĩ lớp trước “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng loà” (Nguyễn Đình Thi).

(Nguyễn Thị Phi Phượng)

Đọc thêm

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.
Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

Dấu ấn 50 năm nền văn học nghệ thuật Hà Tĩnh

50 năm sau ngày thống nhất đất nước, các thế hệ văn nghệ sỹ Hà Tĩnh đã góp phần xây dựng được một nền VHNT dày dặn. Với hàng ngàn tác phẩm trên các lĩnh vực,  phản ảnh sinh động về sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Hà Tĩnh qua các giai đoạn lịch sử.
Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.
Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Podcast truyện ngắn: Chuyến tàu Thống Nhất

Hai người bạn già ngồi bên nhau, nhấp từng ngụm trà cảm nhận vị đắng chát tan ra trong khoang miệng. Rồi chỉ còn lại vị ngọt cứ mênh mang nơi cuống họng. Ánh mắt họ hướng về phía lá cờ đỏ sao vàng treo trước cổng nhà đang tung bay trong gió…
Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đêm không ngủ tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tối 29/4 - rạng sáng 30/4, hàng nghìn người dân tập trung trên các tuyến đường trung tâm TP.HCM để chờ xem Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Màn trình diễn 7 phút của 10.500 drone

Tối 28/4, 10.500 drone lần lượt thắp sáng bầu trời TP.HCM trong khoảng 7 phút, chào mừng 50 năm thống nhất đất nước với hàng loạt hình ảnh biểu tượng như Bác Hồ, Dinh Độc Lập...