Mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh: Dễ như mua rau!

(Baohatinh.vn) - Sau một số tỉnh, thành lớn, nhiều năm nay, tình trạng mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh cũng diễn ra phổ biến gây bức xúc trong nhân dân...

Mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh: Dễ như mua rau!

Một trong những tin nhắn chào mời mua sản phẩm nội thất ô tô được các số điện thoại lạ liên tiếp gửi đến "khủng bố" khách hàng

Thời gian gần đây, chị Nguyễn Thị Thanh Xuân (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) vô cùng đau đầu khi liên tục nhận được những lời chào mời mua nhà chung cư, nhà đất và các sản phẩm bảo hiểm, nội thất ô tô...

“Không hiểu tại sao họ biết rõ số điện thoại, họ tên lẫn nghề nghiệp của tôi? Nếu chẳng may các đối tượng này dùng thông tin cá nhân của người khác để thực hiện các hành vi phi pháp, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?", chị Xuân bức xúc.

Thắc mắc của chị Xuân đã sớm tìm được lời giải. Vừa chăm chú tìm kiếm thông tin trên mạng Internet, T. - nhân viên của một sàn giao dịch đất động sản cho tôi xem bản danh sách dài dằng dặc những thông tin cá nhân của khách hàng kèm theo lời giải thích: "Chỉ cần gõ từ khóa “mua thông tin cá nhân” hay “danh sách khách hàng” trên google, lập tức người tìm có ngay đủ loại “data” (dữ liệu) cá nhân như tên tuổi, số điện thoại, email, ngành nghề, chức vụ và thậm chí cả thu nhập hay số dư tài khoản ngân hàng.

Chi phí mua các "data" khá rẻ, chỉ 1 triệu đồng đã có thể sở hữu 5.000 đầu số. Những dữ liệu được phân loại rất rõ ràng để chọn lựa, thông thường, danh sách VIP được các sale (nhân viên bán hàng) lựa chọn nhiều nhất".

Mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh: Dễ như mua rau!

Không khó để các nhân viên kinh doanh tìm mua thông tin cá nhân của khách hàng được rao bán tràn lan trên môi trường Internet.

Trao đổi qua điện thoại với một đối tượng rao bán thông tin cá nhân trên mạng, phóng viên được thông báo về thông tin của khách hàng và cả phương thức thanh toán: “Thông tin là tên tuổi địa chỉ, số điện thoại, email của khách hàng. Thanh toán bằng cách chuyển khoản sau đó nhận data qua email chị nhé”.

Phương thức thanh toán cũng hết sức đơn giản, người mua chỉ cần nhắn tin mã nạp thẻ điện thoại di động với giá trị tương đương, khi người bán nạp tiền thành công, lập tức danh sách sẽ được gửi ngay.

Tình trạng thông tin cá nhân dần bị chuyển hóa thành “thông tin công cộng” khiến nhiều người hoang mang, bất an. Không chỉ đơn giản là chuyện bị quấy rối hay làm phiền, việc lộ thông tin cá nhân có thể dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường. Những thông tin này khi vào tay đối tượng xấu có thể bị lợi dụng để làm giả thẻ tín dụng ngân hàng, làm giả tài khoản… để chiếm đoạt tài sản.

Mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh: Dễ như mua rau!

Việc rao bán các thông tin cá nhân đã được quy định rõ là hành vi phạm pháp, song trên thực tế gần như chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý về hành vi mua bán thông tin của khách hàng.

Theo luật định, việc rao bán các thông tin cá nhân là hành vi phạm pháp. Quy định của pháp luật là vậy, nhưng thực tế gần như chưa có tổ chức, cá nhân nào bị xử lý về hành vi mua bán thông tin của khách hàng.

"Hành vi mua bán thông tin cá nhân thường được giao dịch trên môi trường internet, vì vậy rất khó khăn trong xác định chủ thể có hành vi vi phạm. Ngay cả bản thân khách hàng cũng không hề hay biết thông tin của mình bị mua bán để làm đơn trình báo. Các cơ quan chức năng cũng đang bối rối trước thực trạng này, bởi nếu chỉ xử phạt hành chính thì không đảm bảo được sự răn đe" - Luật sư Nguyễn Thị Quyên (Đoàn Luật sư Hà Tĩnh) phân tích.

Mua bán thông tin cá nhân ở Hà Tĩnh: Dễ như mua rau!

Mức giá của những danh sách này dao động từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng, tùy theo loại dữ liệu, số lượng thông tin mà người mua yêu cầu. Ngoài ra, người mua còn được khuyến mãi nếu mua nhiều với các gói danh sách đã được lọc theo ngành nghề, vùng miền, khu vực.

Thiết nghĩ, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, các cơ quan chức năng cần mạnh tay xử lý ngay từ chính các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các cuộc gọi "rác".

Về phía người tiêu dùng, phải cảnh giác với các chiêu thức chào mời dịch vụ qua điện thoại, nhất là liên quan đến các giao dịch về ngân hàng… Cần hết sức cẩn trọng trong việc cung cấp thông tin, tránh bị khai thác để trục lợi. Đồng thời, nên thực hiện biện pháp cài đặt phòng, chống phần mềm độc hại trên thiết bị điện tử, thường xuyên cập nhật, thay đổi mật khẩu và sử dụng mật khẩu có tính bảo mật cao.

Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác…

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Những đồng tiền tội lỗi

Những đồng tiền tội lỗi

Mờ mắt trước khoản tiền công lớn từ vận chuyển thuê ma túy, bị cáo Xeng và Sisavanh Yongyaerlor (Lào) đã tự khép lại cuộc đời bằng bản án tử hình do TAND tỉnh Hà Tĩnh tuyên phạt.
Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Giá đắt của sự hơn thua với vợ

Cho rằng chuyện vợ bán nghé không thông báo là thiếu tôn trọng chồng con, bị cáo Mai Văn Hà (Hương Khê, Hà Tĩnh) đã nhẫn tâm xuống tay, tước đoạt mạng sống của người từng “đầu ấp tay gối”.
Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Cảnh giác với "bà hỏa" trong mùa hanh khô

Để phòng ngừa tình trạng cháy nổ vào mùa hanh khô, Công an Hà Tĩnh đã tiếp tục đưa ra khuyến cáo để các tổ chức, doanh nghiệp và người dân nâng cao ý thức cảnh giác với "bà hoả".
Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Công an Hà Tĩnh cho hay, thời gian qua, một số người dân, doanh nghiệp trên địa bàn sau khi thực hiện đăng ký kinh doanh trên nền tảng dịch vụ công trực tuyến đã nhận được cuộc gọi lừa đảo của các đối tượng.