Mỹ bắt đầu áp thuế đối ứng lên tới 84% với các nước

Hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn vào Mỹ bắt đầu chịu thuế 11-84% từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của ông Trump.

Hàng hóa nhập khẩu từ các đối tác thương mại lớn vào Mỹ bắt đầu chịu thuế 11-84% từ hôm nay, theo đúng kế hoạch của ông Trump.

Từ 0h01 ngày 9/4 (giờ Mỹ), thuế đối ứng áp dụng với hàng chục đối tác thương mại lớn của Mỹ sẽ được nâng lên, từ mức chung 10% có hiệu lực cuối tuần trước. Mức thuế mới là 11-84%.

Ví dụ, hàng nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ chịu 20-26%. Việt Nam bị áp mức thuế 46%. Cao nhất là Trung Quốc với 84%, nâng tổng mức thuế bổ sung nước này phải chịu trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump lên 104%.

Ông Trump công bố kế hoạch thuế đối ứng với hơn 180 quốc gia từ ngày 2/4. Thuế này áp dụng với hầu hết hàng nhập khẩu vào Mỹ.

Trên Truth Social cách đây vài giờ, ông Trump viết: "Tôi tự hào là Tổng thống của các công nhân, chứ không phải của những doanh nghiệp chuyển việc làm ra nước ngoài. Tôi đứng về phía người dân, thay vì các tổ chức tài chính. Tôi bảo vệ dân thường, thay vì chính trị gia. Tôi bảo vệ nước Mỹ".

Thông tin Mỹ áp thuế khiến đà giảm tại các thị trường chứng khoán châu Á tăng tốc. Nikkei 225 mất 3,7%. Kospi (Hàn Quốc) giảm gần 1,4%. S&P/ASX 200 (Australia) cũng giảm 1,7%.

Tuy nhiên, hàng trăm sản phẩm không trong diện chịu thuế đối ứng. Ví dụ, nhôm, thép, xe hơi, phụ tùng ôtô đã bị Mỹ áp thuế 25% trước đó sẽ tiếp tục áp dụng mức này. Vàng, đồng, dược phẩm, sản phẩm bán dẫn và gỗ cũng vậy. Một số loại năng lượng và khoáng sản không có tại Mỹ không phải tuân thủ thuế này.

Canada và Mexico cũng không bị áp thêm thuế đối ứng. Hai quốc gia này trước đó đã bị Washington áp thuế 25% với gần như toàn bộ hàng nhập khẩu vào đây. Dù vậy, Tổng thống Trump tháng trước thông báo hoãn thuế với nhiều sản phẩm từ hai nước láng giềng, áp dụng với các sản phẩm được quy định trong Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada (USMCA).

Chính sách thuế đối ứng của ông Trump khiến thế giới chao đảo một tuần qua. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á, châu Âu lao dốc vài phiên liên tiếp vì nguy cơ lạm phát, suy thoái. Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, sau đó bị bán tháo chốt lời. Hàng loạt lãnh đạo thế giới lên tiếng phản đối, cho rằng thuế này vô lý.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo thuế này có thể đẩy cao lạm phát và kéo tụt tăng trưởng của Mỹ. Hàng loạt ngân hàng cũng nâng dự báo Mỹ rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới.

Để giảm thiểu tác động từ thuế nhập khẩu, các quốc gia ngay lập tức tung chính sách hỗ trợ trong nước, đồng thời tìm cách đàm phán với Mỹ. Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, đến nay gần 70 quốc gia đã tiếp cận nước này với mong muốn điều chỉnh cán cân thương mại.

vnexpress.net

Đọc thêm

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Bão cát nghiêm trọng tấn công Iraq, hơn 1.800 người nhập viện

Ngày 14/4, một trận bão cát lớn đã quét qua khu vực miền Trung và miền Nam Iraq, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân và hoạt động hàng không. Theo thống kê ban đầu, hơn 1.800 người đã phải nhập viện do gặp các vấn đề về hô hấp.
Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Tổng thống Mỹ cân nhắc tạm ngừng áp thuế ô tô

Ngày 14/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng tạm ngừng áp thuế đối với ngành ô tô nhằm tạo điều kiện để các nhà sản xuất có thêm thời gian điều chỉnh và tái cấu trúc chuỗi cung ứng.
Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Thái Lan ban hành luật mới để ngăn chặn lừa đảo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, một sắc lệnh khẩn cấp mới yêu cầu các tổ chức tài chính, nhà khai thác viễn thông và chủ sở hữu nền tảng truyền thông xã hội phải chia sẻ trách nhiệm nếu không ngăn chặn được các vụ lừa đảo đã chính thức có hiệu lực tại Thái Lan từ ngày 13/4.
Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Ukraine nêu rõ 'lằn ranh đỏ' trong đàm phán chấm dứt xung đột

Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, một quan chức cấp cao của Ukraine ngày 10/4 cho biết, Kiev đã truyền đạt rõ ràng tới Washington rằng việc hạn chế quy mô lực lượng vũ trang hoặc mức độ sẵn sàng tác chiến của quân đội Ukraine là “lằn ranh đỏ” không thể chấp nhận, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy các nỗ lực nhằm chấm dứt xung đột giữa Ukraine và Nga.