Mỹ lần đầu cung cấp tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow cho Ukraine

Để giải quyết các vấn đề hao hụt tên lửa, hệ thống phòng không Buk của Ukraine sẽ được tích hợp tên lửa RIM-7 Sea Sparrow do Mỹ viện trợ.

Theo tờ Politico, Ukraine có thể nhận được phiên bản trên bộ của Sea Sparrow hiện đang có trong biên chế lực lượng vũ trang Đài Loan (Trung Quốc) - tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow dẫn đường bằng radar. Tuy nhiên số lượng chuyển giao tên lửa này vẫn chưa được Mỹ và Ukraine tiết lộ.

Mỹ lần đầu cung cấp tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow cho Ukraine

RIM-7 Sea Sparrow phiên bản hải quân. Ảnh: Defense

Dự kiến, các tên lửa RIM-7 Sea Sparrow được Mỹ chuyển giao cho Ukraine sẽ tích hợp vào các hệ thống phòng không Buk từ thời Liên Xô.

RIM-7 Sea Sparrow là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn do Raytheon và General Dynamic phát triển, sản xuất từ đầu những năm 1960. Đây là phiên bản hiện đại hóa dựa trên tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow, với những cải tiến về hệ thống dẫn đường, phát hiện và xác định mục tiêu cũng như thời gian phản ứng. Sau một loạt nâng cấp đó, RIM-7 đã trở thành một phần quan trọng của hệ thống phòng không Mỹ.

Ban đầu, các nền tảng RIM-7 Sea Sparrow chủ yếu được thiết kế để lắp đặt trên tàu. Tuy nhiên, loại vũ khí này đã được sửa đổi để tương thích với các bệ phóng không đối không và đất đối không. Ở thời điểm hiện tại, Đài Loan (Trung Quốc) đã nhận được các tên lửa mặt đất này từ Mỹ.

Là tên lửa dẫn đường tầm ngắn, bán chủ động, có thể điều chỉnh đường bay thông qua kết nối radar, RIM-7 cung cấp khả năng tự vệ đáng tin cậy, có khả năng chống lại nhiều mối đe dọa trên không, trên mặt đất và trên biển.

Sea Sparrow có trọng lượng khoảng 230 kg, bao gồm một đầu đạn nổ mạnh 41 kg. Tên lửa được thiết kế với chiều dài 3,64 m, đường kính 0,203 m và sải cánh 1,02 m, có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly 1,5 đến 30 km ở độ cao 6 m đến 15 km với tốc độ đạt Mach 3.6.

Mỹ lần đầu cung cấp tên lửa phòng không RIM-7 Sea Sparrow cho Ukraine

Tên lửa RIM-7. Ảnh: Defense

Mỹ cũng đã phát triển ESSM RIM-162 - một phiên bản nâng cấp của RIM-7 Sea Sparrow. Tên lửa có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, có chiều dài xấp xỉ 3,64 m, đường kính thân 0.254 m, trọng lượng 280 kg trong đó khối lượng đầu đạn nặng 40,5 kg. Nó có tầm bắn tối đa khoảng 50 km.

Theo The Driver đánh giá, việc tích hợp RIM-7 với hệ thống Buk của Ukraine sẽ có nhiều nhược điểm giống như hệ thống phòng thủ điểm hải quân ban đầu, bao gồm phạm vi hạn chế, các vây cơ động được gắn trên tên lửa chưa phù hợp để thực hiện linh hoạt trong việc nhắm mục tiêu.

Tuy nhiên, RIM-7 vẫn sẽ cung cấp khả năng chống lại nhiều loại mối đe dọa mà Ukraine hiện đang phải đối mặt, bao gồm tên lửa hành trình cận âm, máy bay không người lái, trực thăng chiến trường và máy bay có người lái tầm thấp.

Theo Tiền Phong

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.