Mỹ nâng cấp Apache với tầm tấn công gấp 10 lần Ka-52

Không quân Mỹ vừa công bố gói nâng cấp trực thăng Apache với những trang bị tối tân khiến trực thăng này có thể tấn công đối phương cách cả trăm km.

Theo kế hoạch nâng cấp trực thăng AH-64E Apache được Quân đội Mỹ chia sẻ cho biết, cấu hình mới được nâng cấp sẽ được gọi là Phiên bản 6 (V6) nhằm cải thiện khả năng chiến đấu cho trực thăng tại những chiến trường có sự xuất hiện của những vũ khí tối tân.

Trong những trang bị mới cho trực thăng Apache có Công nghệ hiệp đồng tác chiến mới nhất, còn gọi là "Thỏa thuận tác chiến mức độ 4" (Level 4 LOI MUM-T) đã được sử dụng rất thành công trên chiến trường Afghanistan 229 lần bởi một tiểu đoàn trực thăng trinh sát tấn công.

Mỹ nâng cấp Apache với tầm tấn công gấp 10 lần Ka-52

Trực thăng Apache bay cùng Mi-35.

LOI MUM-T cho phép các trực thăng Apache AH-64E và OH-58 Kiowas kiểm soát đường bay và khả năng của các cảm biến của các máy bay không người lái Army Shadow và Gray Eagle của không quân.

Những tháng gần đây, các phi công trực thăng chiến đấu tại Afghanistan đã bắt đầu bay trực thăng AH-64 đã được nâng cấp. MUM-T sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu chiến thuật để cung cấp dữ liệu trong một phạm vi 50 km cho AH-64E.

Phiên bản AH-64E nâng cấp sử dụng động cơ trực thăng 701D mạnh hơn, hệ thống cánh quạt cánh quạt mới và công nghệ và hệ thống điện tử được nâng cấp.

Trên chiến trường, MUM-T cho phép Apache xác định và tấn công các mục tiêu của đối phương ở khoảng lên đến 100 km nhờ vào phân tích hình ảnh được cung cấp từ các cảm biến của các UAV. Khoảng cách tấn công này được cho là gấp gần 10 lần trực thăng Ka-52 của Nga.

Một quan chức của Quân đội làm việc trong dự án phát triển công nghệ máy bay không người lái nói với Warrior: "Các hoạt động của MUM-T được thực hiện bằng một giao thức truyền dữ liệu hình ảnh chuẩn hóa giữa các nền tảng khác nhau".

Phi công trực thăng có thể kiểm soát các cảm biến của mạng lưới máy bay không người lái, nhận và truyền hình ảnh trực tuyến theo thời gian thực và điều khiển các UAV đó. Một công nghệ tương tự được sử dụng để truyền dữ liệu từ trực thăng và các UAV đang tham gia tác chiến đến các lực lượng mặt đất thông qua một thiết bị đầu cuối.

Giai đoạn kế tiếp, được gọi là Level 5 LOI, cho phép phi công thả các UAV từ buồng lái khi đang tác chiến. Các nhà phát triển của không quân cho biết, công nghệ này vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển ban đầu. Tuy nhiên, theo kế hoạch phải đến năm 2025, những chiếc trực thăng Apache của Không quân Mỹ mới có được khả năng tấn công đặc biệt này.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.