(Baohatinh.vn) - Tập huấn nâng cao năng lực cho người làm công tác giảm nghèo tại Vũ Quang (Hà Tĩnh) góp phần đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến gần hơn với Nhân dân.
UBND huyện Vũ Quang vừa tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở năm 2024.
Đại biểu tham dự tập huấn.
Trong thời gian 1 buổi, đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở Vũ Quang được cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện truyền đạt các nội dung như: tổng quan chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; một số chính sách giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh theo Nghị quyết số 72/2022/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 và Nghị quyết 106/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND tỉnh; Nghị quyết số 122/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh về việc quy định nội dung, mức hỗ trợ, mức chi ngân sách Nhà nước, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án phát triển sản xuất thuộc các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 - 2025; đối tượng, quy trình, hồ sơ, thủ tục vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội; hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi bò, dê.
Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Vũ Quang truyền đạt các nội dung tại buổi tập huấn.
Được biết, năm 2024, huyện Vũ Quang được phân bổ hơn 6,2 tỷ đồng từ nguồn chương trình MTQG giảm nghèo bền vững; trong đó có hơn 3,9 tỷ đồng được phân bổ để xây dựng 20 mô hình và dự án giảm nghèo (trong đó có 10 mô hình đa dạng hóa sinh kế phát triển mô hình giảm nghèo và 10 mô hình phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp).
Tại buổi tập huấn, lãnh đạo UBND huyện Vũ Quang đề nghị Phòng LĐ-TB&XH huyện và các phòng, ngành liên quan phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình và giải ngân nguồn vốn được phân bổ.
Phó Chủ tịch UBND huyện Vũ Quang Phan Hồng Yến phát biểu tại buổi tập huấn.
Các học viên tham gia lớp tập huấn tiếp thu đầy đủ các nội dung, đồng thời nghiên cứu, trao đổi, thảo luận những khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác giảm nghèo của địa phương mình để kịp thời tháo gỡ.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sĩ Bùi Hữu Lý (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Quy định mới về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước là một trong những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4 năm 2025.
Để mục tiêu hoàn thành 2.343 ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, người có công với cách mạng trước ngày 19/5/2025, các địa phương trong toàn tỉnh đang đứng trước khối lượng công việc lớn. Trên chặng nước rút, cả hệ thống chính trị Hà Tĩnh cùng hướng về cơ sở với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt; mỗi thành viên ban chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát các cấp phải thấm nhuần nguyên tắc “rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ kết quả, rõ sản phẩm”.
Chương trình thu nhận mẫu ADN của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính ở Hà Tĩnh nhằm tìm kiếm, xác định thông tin và mở ra cơ hội để các gia đình tìm thấy hài cốt liệt sĩ.
Vận dụng sáng tạo bài học kinh nghiệm trong làm nhà ở cho hộ nghèo giai đoạn 2021-2025, cả hệ thống chính trị ở Hà Tĩnh đã sớm vào cuộc, chủ động triển khai chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước. Với sự khẩn trương, chủ động triển khai kế hoạch và huy động các nguồn lực, Hà Tĩnh đặt mục tiêu hoàn thành chương trình trước ngày 19/5/2025 (trước mốc thời gian chung của cả nước hơn 6 tháng).
Tổ công tác triển khai Đề án 06 tiếp tục phối hợp với các địa phương ở Hà Tĩnh lấy mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính tại cụm số 3 và cụm số 4.
Nghị định 67/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 16 về nguồn kinh phí để thực hiện chế độ đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Các địa phương thuộc cụm số 1 và số 2 bắt đầu triển khai thu thập mẫu ADN cho mẹ liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ chưa xác định danh tính tại Hà Tĩnh từ ngày 23/3/2025.
Công an Hà Tĩnh triển khai thu nhận mẫu ADN thân nhân các liệt sỹ chưa xác định danh tính giúp sớm hình thành được ngân hàng gen đối chứng với những mộ phần khuyết danh.