(Baohatinh.vn) - Các mô hình sinh kế được trao cho hộ khó khăn ở Vũ Quang (Hà Tĩnh) đều mang lại hiệu quả kinh tế, giúp bà con từng bước vươn lên thoát nghèo.
Lãnh đạo Phòng LĐ-TB&XH huyện Vũ Quang kiểm tra hiệu quả các mô hình sinh kế tại xã Thọ Điền.
Từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Vũ Quang đã phân bổ hơn 12 tỷ đồng hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo xây dựng 41 mô hình sinh kế (có 21 mô hình đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; 20 mô hình phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp).
Qua kiểm tra, các mô hình sinh kế đều mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con.
Qua kiểm tra, đánh giá của Phòng LĐ-TB&XH Vũ Quang, các mô hình đều mang lại hiệu quả kinh tế cho bà con. Các đàn vật nuôi được hỗ trợ như: dê, bò… phát triển và sinh trưởng tốt. Nhiều gia đình đã tập trung nhân đàn để cải thiện thu nhập, có điều kiện vươn lên và ổn định cuộc sống.
Bà Phạm Thị Thuận (thôn Hợp Trùa, xã Hương Minh) phấn khởi chia sẻ: “Gia đình tôi thuộc hộ nghèo của xã. Được các cấp quan tâm hỗ trợ bò giống, tôi mừng lắm. Đến nay, qua một năm chăm sóc, bò đã sinh được thêm một con. Tôi sẽ cố gắng chăm sóc để sớm có thu nhập trang trải cuộc sống, từng bước thoát nghèo, vơi bớt gánh nặng cho các cấp”.
Bà con chăm sóc cẩn thận đàn vật nuôi được hỗ trợ.
Anh Tô Minh Hoài - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Vũ Quang cho biết, đến nay, toàn huyện còn 391 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 4,36% (giảm 75 hộ, giảm 0,81% so với đầu năm 2023); hộ cận nghèo còn 432 hộ, chiếm tỷ lệ 4,81% (giảm 58 hộ, giảm 0,63 % so với đầu năm 2023).
Những kết quả đó góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KT-XH, xây dựng NTM trên địa bàn. Đặc biệt, giúp bà con vươn lên thoát nghèo bền vững.
Đến thời điểm hiện nay, các địa phương ở Hà Tĩnh đã hoàn thành chi trả tiền trợ cấp ưu đãi cho người có công và thân nhân người có công trong 2 tháng đầu năm 2025.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chúc các gia đình chính sách và người cao tuổi ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đón Tết, vui xuân ấm áp, an toàn, hạnh phúc.
Hà Tĩnh đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn phát sinh một số khó khăn, vướng mắc mà ngành LĐ-TB&XH đã và đang tập trung xử lý, tháo gỡ.
Những phần quà tại chương trình đã góp phần mang tết ấm áp, yêu thương đến với các gia đình chính sách, hộ nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội ở TP Hà Tĩnh và Hương Sơn.
Chúc Tết người có công, người cao tuổi trên địa bàn TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh), lãnh đạo tỉnh mong muốn các gia đình tiếp tục nêu gương sáng, góp phần xây dựng quê hương.
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị tác động khi sắp xếp bộ máy cần hiểu rõ hơn để tránh hiểu lầm về mức hưởng lương hưu trong chế độ nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Trong danh sách 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 25 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 5 đơn vị.
Với những định hướng đột phá, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Hà Tĩnh.
165 suất quà tết được Thượng tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an trao tặng đến các hộ nghèo và phật tử có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Chương trình Vòng tay nhân ái của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối nhân ái, giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh KT-XH toàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự quyết liệt, linh hoạt, Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh đã cán nhiều đích mới.
Dịp tết Nguyên đán năm 2025, Hà Tĩnh dành gần 4,4 tỷ đồng để chúc thọ, mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi, tròn 90 tuổi và tặng quà đối tượng bảo trợ xã hội với mức quà từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng.
“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Với những hoạt động ý nghĩa, nhân văn, ấm áp nghĩa tình, "Hội chợ Tết nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Hà Tĩnh đã đem đến cho người có hoàn cảnh khó khăn một cái Tết ý nghĩa, đong đầy yêu thương
TP Hà Tĩnh đã thực hiện đăng ký biến động trên 3.695 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc phường Thạch Linh cũ sau khi sáp nhập vào phường Trần Phú.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn 55/NHNN-TD đề nghị 9 ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.
Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh vừa phân bổ và giao bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 hơn 208,5 tỷ đồng, trong đó có hơn 199 tỷ đồng chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công trên địa bàn tỉnh.
Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Xuân này, giấc mơ về một ngôi nhà khang trang, kiên cố của hàng trăm hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã trở thành hiện thực.
Bộ Nội vụ đề xuất: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng BHXH và số năm nghỉ sớm.