Nên đảm bảo 1 luật không có quá 2 nghị định

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong 10 năm qua, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đẩy mạnh; khắc phục về cơ bản những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn trước.

Nên đảm bảo 1 luật không có quá 2 nghị định

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh: Sỹ Đông

Chiều qua (18.3), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì hội nghị tổng kết chương trình cải cách hành chính (CCHC) nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Theo Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo CCHC, trong 10 năm qua, CCHC đã được triển khai đồng bộ trên tất cả 6 nội dung: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính (TTHC); cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa nền hành chính.

Về cải cách TTHC, ông Bình cho hay, tính từ đầu nhiệm kỳ Chính phủ khóa XIV đến tháng 11.2020 đã cắt giảm, đơn giản hóa hơn 1.000 TTHC, 3.893 điều kiện kinh doanh; 6.776 danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành; tổng chi phí xã hội tiết kiệm được khoảng hơn 18 triệu ngày công/năm, tương đương hơn 6.300 tỉ đồng/năm. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông đã đạt được những kết quả rất tích cực, việc giải quyết TTHC nhanh chóng, thuận tiện, giảm tình trạng chậm với tỷ lệ giải quyết đúng hạn đạt 97,37%. Với cải cách tổ chức bộ máy, các cơ quan T.Ư đã giảm 12 tổ chức cấp vụ và tương đương, giảm 4 tổng cục; 10 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ. Ở địa phương, tổ chức thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại Hà Nội, Đà Nẵng; tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM; đã giảm 5 cơ quan chuyên môn, gần 1.000 tổ chức cấp phòng, gần 130 tổ chức cấp chi cục, gần 1.200 tổ chức cấp phòng thuộc chi cục; cấp huyện giảm gần 300 tổ chức; giảm biên chế 8,7% so với năm 2015.

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá trong 10 năm qua, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước được đẩy mạnh; khắc phục về cơ bản những tồn tại, hạn chế trong giai đoạn trước. Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, thủ tục hành chính còn rườm rà, tình trạng gây khó khăn cho người dân và doanh nghiệp vẫn còn, vẫn còn những hiện tượng vòi vĩnh, đòi hối lộ khi làm các thủ tục. Tổ chức bộ máy nhiều nơi vẫn cồng kềnh.

Về định hướng CCHC thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, thực hiện chiến lược số hóa với cơ sở dữ liệu dân cư

tốt hơn. Tăng cường kiểm tra giám sát xử lý nghiêm tổ chức cá nhân vi phạm, tăng cường tính công khai, minh bạch để CCHC sát cơ sở, sát người dân, phục vụ người dân tốt hơn, “làm sao tiếng kêu của người dân, của doanh nghiệp ít đi”. Bộ Nội vụ cần khẩn trương hoàn thiện dự thảo nghị quyết chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2021 - 2030.

Đề nghị tiếp tục hoàn thiện hệ thống thể chế, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc luật dễ hiểu, dễ vận dụng, 1 luật cố gắng có 2 nghị định là nhiều nhất, 1 nghị định có không quá 1 thông tư và ban hành 1 văn bản mới thì phải hủy văn bản cũ.

Theo Thanhnien

Chủ đề Cải cách hành chính

Đọc thêm

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Lãnh đạo tỉnh tiếp xúc cử tri Đức Thọ, Nghi Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.