Nga cảnh báo châu Âu về thảm họa hạt nhân

Tướng Nga cảnh báo hậu quả của thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân Kursk do các cuộc tấn công của Ukraine có thể ảnh hưởng đến toàn châu Âu.

Nhà máy điện hạt nhân Kursk (Ảnh: Wikimedia).
Nhà máy điện hạt nhân Kursk (Ảnh: Wikimedia).

"Châu Âu, láng giềng gần nhất của chúng ta, đang hành động theo Mỹ. Họ đang chơi đùa với một nhà máy điện hạt nhân, nằm trên lãnh thổ Nga, ở tỉnh Kursk. Nhưng trong khi Mỹ đang tìm cách chơi một số trò chơi với Nga bằng cách tấn công nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Kurchatov, châu Âu phải hiểu rằng nếu bất kỳ thảm họa nào xảy ra tại cơ sở này, thảm họa đó sẽ ảnh hưởng đến các nước châu Âu. Châu Âu sẽ liên quan tới việc này", Thiếu tướng Apty Alaudinov, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quân sự - Chính trị của Lực lượng vũ trang Nga kiêm chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Akhmat, nói trong video được đăng trên kênh Telegram của ông.

Tướng Alaudinov cho biết ông không hiểu "tại sao châu Âu lại nhượng bộ trước các lợi ích toàn cầu của Mỹ và đang làm mọi cách có thể để Mỹ dàn dựng một thảm họa không chỉ ảnh hưởng đến Nga và Ukraine mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ châu Âu".

Trước đó, tại phiên họp toàn thể của Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) hôm 5/9, Tổng thống Vladimir Putin được đề nghị bình luận về cáo buộc của Nga rằng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công vào các nhà máy điện hạt nhân Zaporizhia và Kursk, cả hai đều nằm không xa tiền tuyến.

Tổng thống Putin cảnh báo rằng các cuộc tấn công của Ukraine vào các nhà máy điện hạt nhân của Nga có thể dẫn đến một thảm họa toàn cầu. Ông đề nghị Kiev suy nghĩ về hậu quả có thể xảy ra nếu Moscow đáp trả.

Những lo ngại về tình hình an ninh tại nhà máy điện hạt nhân Kursk đã phát sinh vào đầu tháng 8 khi Ukraine tiến hành cuộc xâm nhập xuyên biên giới lớn nhất từ trước đến nay vào lãnh thổ Nga.

Hồi tháng trước, Nga nói rằng, Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào nhà máy điện hạt nhân Kursk. Máy bay không người lái của Ukraine đã bị bắn hạ gần một cơ sở lưu trữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Nhà máy điện hạt nhân Kursk cách biên giới Ukraine 90km, nơi diễn ra các cuộc giao tranh dữ dội trong những ngày gần đây. Nhà máy Kursk đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp điện cho một số khu vực lân cận.

Theo ông Putin, Kiev đã cố gắng tiến hành một cuộc tấn công vào nhà máy Kursk, được cho là có sự tham gia của máy bay không người lái. Phó đặc phái viên của Nga tại Liên hợp quốc Dmitry Polyansky đã cảnh báo rằng sự miễn cưỡng của phương Tây trong việc kiềm chế Kiev có thể gây ra "một sự cố hạt nhân với hậu quả thảm khốc cho toàn bộ châu Âu".

Người đứng đầu Tập đoàn năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) Alexey Likhachev lo ngại rằng, nhà máy điện hạt nhân Kursk đối mặt nguy cơ rủi ro rất cao. Ông cũng nói thêm, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) Rafael Grossi "rất quan ngại" về tình hình trong khu vực.

Ông cho hay, dù cho đến nay chưa có cuộc tấn công nào vào các tòa nhà chứa tổ hợp máy, nhưng một số lượng lớn tên lửa bị bắn hạ khi đến gần. "Một lượng lớn thiết bị bay không người lái bị vô hiệu hóa bên ngoài các tổ hợp máy. Do đó, rủi ro là rất cao", ông Likhachev cảnh báo.

Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm tạo ra "thảm họa do con người gây ra ở phần châu Âu của lục địa" sẽ phải đối mặt với "các biện pháp đối phó quân sự và kỹ thuật quân sự cứng rắn".

"Nếu Kiev triển khai các kế hoạch tội phạm nhằm tạo ra thảm họa tại phần lục địa châu Âu này, gây ra ô nhiễm phóng xạ trên các vùng lãnh thổ rộng lớn, Nga sẽ đáp trả cứng rắn ngay lập tức", Bộ Quốc phòng Nga nêu rõ.

dantri.com.vn

Đọc thêm

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Không có 'tuần trăng mật'

Không có 'tuần trăng mật'

Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.