Nga điều động 50.000 binh sĩ tham gia tập trận Vostok 2022

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố trên 50.000 quân và hơn 5.000 loại vũ khí, khí tài quân sự sẽ tham gia cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu chiến lược Vostok 2022.

Nga điều động 50.000 binh sĩ tham gia tập trận Vostok 2022

Ảnh minh họa: TASS

Theo hãng thông tấn TASS, cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu chiến lược Vostok 2022 sẽ diễn ra từ ngày 1 đến 7/9, dưới sự chỉ huy của Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga Valery Gerasimov.

Cuộc tập trận sẽ thực hành các hoạt động phòng thủ và tấn công tại các thao trường của Quân khu phía Đông, cùng với các khu vực hàng hải, ven biển Okhotsk và biển Nhật Bản.

“Bộ chỉ huy và tham mưu chiến lược Vostok 2022 sẽ lập ra các phương án hoạt động khác nhau cho các lực lượng vũ trang và liên quân, nhằm mục đích đảm bảo lợi ích an ninh quân sự cho Liên bang Nga và các đồng minh trong khu vực trách nhiệm của Quân khu phía Đông”, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong một tuyên bố.

Cuộc diễn tập chiến lược Vostok 2022 sẽ quy tụ trên 50.000 quân nhân và hơn 5.000 vũ khí và khí tài quân sự, trong đó có tới 140 máy bay, 60 tàu chiến, pháo hạm và các tàu hỗ trợ. Tham gia cuộc tập trận còn có trung tâm chỉ huy quân sự, các binh sĩ của Quân khu phía Đông, Lực lượng nhảy dù và Lực lượng không quân Nga.

Cuộc tập trận chỉ huy và tham mưu chiến lược Vostok 2022 nhằm nâng cao kỹ năng của các chỉ huy, sở chỉ huy trong chỉ huy, kiểm soát các lực lượng vũ trang và liên quân, nâng cao khả năng thích ứng, phối hợp của các lực lượng xung kích để cùng đối phó với các mục tiêu, duy trì hòa bình, bảo vệ lợi ích, bảo đảm an ninh quân sự ở khu vực phía Đông.

Các cuộc diễn tập cũng sẽ kiểm tra khả năng sẵn sàng của các trung tâm chỉ huy quân sự trong lập kế hoạch hoạt động ở các khu vực hàng hải, đảm bảo hỗ trợ toàn diện về hậu cần, chỉ huy và kiểm soát các nhóm tác chiến chiến tranh.

“Các cuộc tập trận dựa trên nhiều kịch bản hoạt động thực tế khác nhau của lực lượng quân sự Nga và các quốc gia đồng minh. Các hoạt động chiến thuật chính sẽ diễn ra tại thao trường Sergeyevsky”, Bộ Quốc phòng cho biết.

Bộ cũng cho biết Hạm đội Thái Bình Dương thuộc lực lượng hải quân Nga và Trung Quốc sẽ thực hành các hoạt động chung ở biển Nhật Bản nhằm bảo vệ các tuyến đường biển và các khu vực hoạt động kinh tế hàng hải và hỗ trợ lực lượng mặt đất trên các hướng hàng hải.

Bộ Quốc phòng Nga lưu ý các binh sĩ tham gia diễn tập phải tuân thủ theo Thỏa thuận về các biện pháp xây dựng lòng tin trong lĩnh vực quân sự ở khu vực biên giới năm 1996, được ký kết giữa Nga, Cộng hòa Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Trung Quốc.

Các lực lượng liên minh sẽ thực hành tập trận chung gồm các nhóm tác chiến của trung tâm chỉ huy quân sự, lực lượng dự bị và quan sát viên từ các quốc gia thành viên của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Ngoài ra, binh sĩ từ các nước Azerbaijan, Algeria, Armenia, Belarus, Ấn Độ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Lào, Nicaragua, Syria và Tajikistan cũng sẽ tham gia tập trận này.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.