Nga điều quân đến Kazakhstan: “Một mũi tên trúng hai đích” của ông Putin

Bằng cách nhanh chóng điều quân đến Kazakhstan theo đề nghị của chính phủ Tổng thống Toqaev, các nhà phân tích cho rằng, Tổng thống Putin đã rất khôn khéo với chiến lược "một mũi tên trúng hai đích".

Nga điều quân đến Kazakhstan: “Một mũi tên trúng hai đích” của ông Putin

Binh sĩ Nga lên máy bay ở ngoại ô Moscow để tới giúp Kazakhstan hỗ trợ dẹp bạo loạn (Ảnh: Reuters).

Theo RFE/RL , Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) do Nga đứng đầu đã quyết định điều quân đến Kazakhstan giúp dập tắt cuộc bạo loạn đẫm máu. Và một tuần sau khi các cuộc biểu tình bạo động lần đầu làm chấn động Kazakhstan, hành động nhanh chóng của Điện Kremlin dường như đang phát huy tác dụng.

Giờ đây, giữa lúc diễn ra hàng loạt các cuộc đàm phán cấp cao giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu với Nga, các nhà phân tích đang chia rẽ về việc cách phản ứng của Điện Kremlin đối với tình hình bất ổn ở Kazakhstan có thể tác động như thế nào đến cuộc khủng hoảng Ukraine.

“Diễn biến này có thể khiến Moscow cởi mở hơn trong việc đàm phán vì họ cảm thấy cần tập trung đối phó với cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan, hoặc nó có thể khiến Nga tin rằng cần phải quyết đoán hơn sau khi cảm thấy lợi ích của mình đang bị đe dọa ở một mặt trận khác”, cựu quan chức ngoại giao Pháp Marie Dumoulin, Giám đốc chương trình Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu, nói với đài RFE/RL.

Ukraine và Kazakhstan là hai lục địa khác nhau, cách nhau hàng nghìn km, nhưng lại là các quốc gia thuộc Liên Xô và mối quan hệ khác nhau với Moscow.

Mở màn tuần đàm phán, bắt đầu tại Geneva vào ngày 10/1 giữa một phái đoàn Nga do Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov dẫn đầu và phái đoàn Mỹ do Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman dẫn đầu, Điện Kremlin đã đưa ra một danh sách các yêu cầu, chẳng hạn như tìm kiếm sự đảm bảo rằng NATO sẽ không mở rộng về phía Đông sang các nước như Ukraine và Georgia.

Những yêu cầu đó của Nga được xem như là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Moscow đối với một phạm vi ảnh hưởng được công nhận, và hành động nhanh chóng trợ giúp Kazakhstan càng khiến điều đó hiện hữu hơn bao giờ hết.

Angela Stent, cựu sĩ quan tình báo quốc gia Mỹ về Nga và là giáo sư tại Đại học Georgetown (Mỹ), nói: “Theo một số cách, hành động đó giúp củng cố vị thế và hình ảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin, củng cố ý tưởng rằng ông Putin đã có sự chuẩn bị trong nhiều năm. Chính hành động đó cũng cho thấy Nga có mối quan hệ đặc biệt với các nước thuộc Liên Xô cũ và ông Putin muốn thế giới bên ngoài tôn trọng điều đó”.

Mỹ và các đồng minh phương Tây khác đã cảnh báo Nga “sẽ phải trả giá đắt” nếu nước này có hành động quân sự chống lại Ukraine, với việc Mỹ và các đồng minh được cho là sẽ tập hợp một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính, công nghệ và quân sự nhằm vào Nga, dự kiến sẽ có hiệu lực nếu Nga hành động quân sự với Ukraine.

Tuy nhiên, Moscow luôn bác bỏ các cáo buộc của phương Tây đối với Ukraine và khẳng định việc điều quân đến khu vực biên giới là chuyện bình thường trong lãnh thổ của họ. Tại Kazakhstan cũng vậy, lực lượng triển khai CSTO do Nga dẫn đầu chỉ là 2.500 quân và cả Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Kemelevich Toqaev và người đồng cấp Vladimir Putin đều nói rằng nhiệm vụ của họ ở Kazakhstan sẽ chỉ là tạm thời và họ đang chuẩn bị rút quân khi tình hình ở đây đã ổn.

"Một mũi tên trúng hai đích"

Nga điều quân đến Kazakhstan: “Một mũi tên trúng hai đích” của ông Putin

Tổng thống Nga Vladimir Putin dự cuộc họp khẩn cấp của CSTO về tình hình Kazakhstan ngày 10/1 (Ảnh: Sputnik).

Tổng thống Putin từ lâu đã cáo buộc phương Tây nỗ lực can thiệp và làm suy yếu vị thế cũng như tầm hoạt động của Moscow. Mỹ và NATO cho đến nay thường xuyên tác động đến các chính quyền thân thiện với Điện Kremlin ở các nước như Ukraine, Georgia, Armenia, Belarus, và bây giờ là Kazakhstan.

Bằng cách nhanh chóng điều quân đến Kazakhstan theo đề nghị của chính phủ Tổng thống Toqaev, các nhà phân tích cho rằng, ông Putin đã rất khôn khéo với chiến lược “một mũi tên trúng hai đích”.

Động thái này vừa giúp dập tắt các cuộc biểu tình trước khi chúng có thể đe dọa chính phủ khác ở một quốc gia mà Điện Kremlin coi là chiến lược, vừa giúp xây dựng lòng tin của các nước đối với Nga. Hành động này cũng đánh dấu lần đầu tiên CSTO, vốn được thành lập sau liên minh quân sự NATO và sau khi Liên Xô sụp đổ, mở một hoạt động tập thể để thực hiện một sứ mệnh trên lãnh thổ của một trong các quốc gia thành viên.

Điều đó đánh dấu một bản sắc mới cho tổ chức, điều mà Tổng thống Putin đã ám chỉ trong bài phát biểu tại hội nghị trực tuyến ngày 10/1 với các nhà lãnh đạo khác từ CSTO, bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Nhắc lại những tuyên bố trước đó của Tổng thống Toqaev, ông Putin sau đó nhấn mạnh tình hình bất ổn ở Kazakhstan khiến khoảng 164 người thiệt mạng là kết quả của sự can thiệp của nước ngoài, và nói rằng CSTO nên thực hiện các bước để đảm bảo rằng những nỗ lực can thiệp vào khu vực trong tương lai sẽ thất bại.

“Các biện pháp mà CSTO thực hiện là minh chứng rõ ràng cho thấy chúng tôi sẽ không để bất kỳ ai làm mất ổn định tình hình tại nhà của chúng tôi và thực hiện cái gọi là các kịch bản cách mạng màu”, ông Putin nói, đề cập đến làn sóng biểu tình ở Georgia năm 2003 và Ukraine năm 2005.

Các sự kiện diễn ra nhanh chóng ở Kazakhstan đã khiến Điện Kremlin bất ngờ, nhưng Moscow dường như đã nhanh chóng kiểm soát tình hình. “Có thể điều này khiến Moscow phải tập trung lại một chút, nhưng Điện Kremlin có thể giải quyết hai việc cùng một lúc”, ông Paul Stronski, cựu giám đốc phụ trách vấn đề Nga và Trung Á tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nhận định.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.