Nga - Việt đẩy mạnh hợp tác hải quân mới nhất

Theo giới truyền thông Nga dẫn nguồn từ Cục Thông tin và Truyền thông đại chúng Bộ Quốc phòng Nga cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm nước này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch đã đến St. Petersburg để thảo luận về hợp tác hải quân với Nga.

“Cuộc gặp của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, với Phó Tổng Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Vladimir Kasatonov, đã diễn ra tại Tòa nhà Đô đốc” – thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

“Mức độ hợp tác đạt được trong cuộc tập trận hải quân chung đầu tiên về công tác cứu hộ khẩn cấp tàu ngầm hồi tháng 12 năm 2019 được đặc biệt lưu ý” - Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Theo đó, các cuộc diễn tập đã diễn ra trong giai đoạn từ ngày 02 đến 08 tháng 12 năm 2019 giữa các tàu ngầm Kilo Project 636 của Việt Nam với tàu cứu hộ hiện đại Igor Belousov của Hạm đội Thái Bình Dương-Nga với thiết bị lặn sâu AC-40 của dự án 18271 (Bester-1).

Nga - Việt đẩy mạnh hợp tác hải quân mới nhất

Các trang bị-vũ khí tác chiến của Việt Nam chủ yếu được mua của Nga

Trong vòng hai ngày đầu tại căn cứ ở Cam Ranh, đã diễn ra giai đoạn đầu tiên của hoạt động huấn luyện, các bên đã tổ chức hội nghị về hành động của lực lượng cứu hộ. Sau đó, tàu và thuyền của hai nước sẽ đi ra biển, ở khu vực dành riêng cho các bài tập thực tế.

Trong căn cứ huấn luyện chiến đấu của Hải quân Việt Nam, đội thủy thủ của tàu ngầm lặn sâu AS-40 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã thực hiện cuộc lặn để tìm kiếm mô hình tàu ngầm, tiếp cận nó và mô phỏng việc lắp ghép với tàu ngầm và giải cứu các thủy thủ.

Về phần mình, các tàu ngầm Việt Nam đã tiến hành tập sơ tán thủy thủ một tàu ngầm diesel-điện giả định đang gặp nạn, thông qua các ống phóng ngư lôi. Các chuyên gia của Hạm đội Thái Bình Dương đã theo dõi việc thực hiện bài tập của các đồng nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, tại quân cảng Cam Ranh, các thủy thủ của hai nước đã tổ chức một hội nghị hỗn hợp để làm quen với các đặc điểm và tính năng chiến thuật, kỹ thuật của các lực lượng tham gia cuộc tập luyện.

Các thủy thủ của Hải quân Việt Nam đã lên thăm tàu cứu hộ tàu ngầm Igor Belousov, ngược lại, các thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương thì tới thăm tàu ngầm diesel-điện lớp Varshavyanka (NATO định danh lớp Kilo) của Hải quân Việt Nam thuộc dự án 636.

Nga - Việt đẩy mạnh hợp tác hải quân mới nhất

Tàu cứu hộ Nga và tàu ngầm Kilo Việt Nam đã tổ chức tập trận chung hồi tháng 12/2019

Thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga còn nhấn mạnh, Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng của Nga trong lĩnh vực mua sắm vũ khí-trang bị và hợp tác kỹ thuật quân sự.

Việt Nam đã mua của Nga 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp “Gepard 3.9” (Dự án 11661E), 6 tàu ngầm diezel-điện Project 636 lớp “Varshavyanka”, 12 tàu tên lửa Project 1241.8 lớp “Molniya” (2 tàu được bàn giao trực tiếp và 10 tàu khác được cấp phép sản xuất).

Cũng trong khuôn khổ hợp tác hải quân, Việt Nam cũng đã mua của Nga hệ thống tên lửa bờ đối hạm kiểu cơ động K-300P Bastion-P với tên lửa chống hạm siêu âm thống nhất bằng tên lửa P-800 Yakhont (tên gọi trong phiên bản xuất khẩu của tên lửa P-800 Oniks/Onyx).

Ngoài ra, Việt Nam còn mua của Nga một số vũ khí quan trọng khác như: Vài tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PMU1; 32 máy bay chiến đấu thế hệ 4+ Su-30MK2, xe tăng chiến đấu chủ lực T-90S/Sk, các tổ hợp phòng không vác vai 9K38 Igla và nhiều vũ khí khác.

Mới đây nhất là vào ngày 29 tháng 1 năm 2020, tờ Vedomosti đưa tin, năm 2019, Việt Nam và Nga đã ký hợp đồng cung cấp ít nhất 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu Yak-130 trị giá hơn 350 triệu USD, để thay thế các máy bay huấn luyện đã cũ là L-39 của Tiệp Khắc.

Theo Báo Đất Việt

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.