Ngắm 2 bức ảnh của tay máy Việt thắng giải đặc biệt Smithsonian

Smithsonian Photo Contest là giải thưởng nhiếp ảnh uy tín hàng đầu nước Mỹ được tổ chức đều đặn suốt 15 năm qua.

Năm nay, cuộc thi thu hút hơn 48.000 tác phẩm của các nhiếp ảnh gia đến từ 155 quốc gia và vùng lãnh thổ với sáu hạng mục: thế giới tự nhiên, trải nghiệm nước Mỹ, du lịch, con người, ảnh đã qua chỉnh sửa và ảnh điện thoại.

Bức ảnh ""Bữa sáng tại chợ phiên"" (Breakfast at the Weekly et) của nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Thông xuất sắc đoạt giải đặc biệt trị giá 2.500 USD.

Chàng trai Bắc Giang chia sẻ anh không “hợp” với các thể loại ảnh đường phố nhộn nhịp, hào nhoáng. Trong những bức ảnh của anh, con người và cảnh vật đều hiện lên bình dị, gần gũi. Và ""Bữa sáng tại chợ phiên"" là khoảnh khắc tình cờ anh ghi lại được trong một phiên chợ vùng cao Hà Giang vào Tết năm 2017.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Chia sẻ về cảm hứng của bức ảnh, Hữu Thông cho biết: ""Ở miền Bắc Việt Nam, mọi người thường tới các phiên chợ để trao đổi hàng hóa và văn hóa. Họ thường dậy rất sớm để đi chợ và ăn sáng tại đây.""

Trong khi đó, bức ảnh ""Làm hương"" (Making Incense) của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Kiệt đã giành giải nhất ở hạng mục du lịch, đồng thời cũng là một trong những bức ảnh được xem nhiều nhất trong lịch sử cuộc thi này, với trên 50.000 lượt xem.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Bức ảnh được chụp tại làng hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hòa, Hà Nội). ""Làm hương"" cũng từng được tạp chí National Geographic đăng trên mục ""Những góc nhìn thế giới"" ở ấn bản tháng 6/2017.

Trần Tuấn Kiệt chọn ảnh đời thường là con đường dài để theo đuổi, chủ đề xoay quanh về con người, phong tục, văn hóa và truyền thống của Việt Nam. Với anh con người là yếu tố quan trọng nhất trong hình ảnh của mình.

Chiến thắng của Hữu Thông và Tuấn Kiệt ở một cuộc thi danh tiếng đã giúp nâng tầm Việt Nam trên bản đồ nhiếp ảnh thế giới.

Bãn hãy nhìn lại các bức ảnh được vinh danh ở Smithsonian Annual Photo Contest 2017:

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Hạng mục Thế giới tự nhiên: ""Pinnacle of Existence"" của tác giả Oreon Strusinski.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Hạng mục Trải nghiệm Mỹ: ""Backflip Submission"" của tác giả Dan Fenstermacher.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Hạng mục Con người: ""Rain"" của tác giả Seyed Mohammad Sadegh Hosseini.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Hạng mục Ảnh đã qua chỉnh sửa: ""Stairs"" của tác giả Adam Żądło.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Hạng mục Ảnh chụp bằng điện thoại: ""Shadow Highlight"" của tác giả Mohammad Mohsenifar.

ngam 2 buc anh cua tay may viet thang giai dac biet smithsonian

Giải do độc giả bình chọn: ""Rare"" của tác giả Sara Jacoby.

Theo Vietnam+

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Podcast truyện ngắn: Mùa trái dầu bay

Gió vẫn thổi. Trái dầu vẫn rơi từ thinh không, xoay tròn hai cánh chạm đất. Trái dầu có hai cánh nhưng gắn liền cùng một bầu. Hồi đó, trận đánh cuối trước giờ giải phóng cũng là mùa dầu bay ngợp trời đất này.
Tự do hay thiếu văn hóa?

Tự do hay thiếu văn hóa?

Những hành động xúc phạm Vua Hùng hay đùa cợt với hình ảnh lãnh tụ Hồ Chí Minh trên mạng xã hội là những hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, vô ơn, cần bị lên án và tẩy chay.
Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Podcast tản văn: Tím mùa hoa cũ

Và tôi, mỗi năm, lại lớn thêm một chút, lại nhớ thêm một phần - như thể cả ký ức của tôi đều nở mùa hoa xoan cũ…
Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Podcast truyện ngắn: Những hạt mầm ký ức

Xa xa, trên con đường mòn sắp được mở rộng, những người nông dân đang trở về nhà từ cánh đồng vừa cày ải. Họ nhìn ra phía đồi chè. Dù chưa ai biết mai này sẽ ra sao, nhưng lúc này, chỉ lúc này thôi, tất cả vẫn còn nguyên vẹn.
Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Phạm Quỳnh Như - thi sĩ của đồng quê và trẻ nhỏ

Đọc thơ ông đã nhiều nhưng có dịp về thăm ngôi nhà của ông ở thôn Trần Phú, xã Thạch Trị (TP Hà Tĩnh), tôi mới thật sự hiểu vì sao giới văn nghệ Hà Tĩnh gọi Phạm Quỳnh Như là “thi sĩ của đồng quê”.