(Baohatinh.vn) - Gắn bó với người dân xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) từ cuối thế kỷ XIX đến nay, cây đa cổ thụ không chỉ tỏa bóng mát xum xuê mà còn mang ý nghĩa về lịch sử, văn hoá.
Không biết từ bao giờ, cây đa làng mọc tại vùng bán sơn địa, thuộc địa phận thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh (huyện Cẩm Xuyên) đã trở thành một phần trong đời sống văn hoá của người dân địa phương. Cây cao khoảng 20 m, tán rộng hơn 35 m, chu vi gốc khoảng 8 m. Theo các bậc cao niên trong làng, cây đa có từ cuối thế kỷ XIX. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cây đa là nơi trú ngụ của quân và dân ta nhằm tránh quân địch và trao đổi thông tin. Vào khoảng năm 1963, vùng đất xung quanh cây đa (hay còn gọi là cánh đồng Hưng Thịnh) có tổng diện tích 14 ha, được HTX Bắc Thịnh lựa chọn làm nơi trồng chè. Đến năm 1978, vùng đất này được cải tạo lại chia cho người dân thành lập đội sản xuất, trồng nhiều loại rau màu như: ngô, khoai, sắn... và chỉ có duy nhất cây đa được giữ lại cho đến bây giờ. Ông Trần Đình Chuổng (SN 1940, thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh) chia sẻ: "Trải qua các giai đoạn lịch sử, cây đa đã chứng kiến các cuộc đấu tranh chống giặc của người dân Cẩm Thịnh. Trong thời bình, cây là nét đẹp văn hoá trong đời sống văn hóa của người dân".
Vào ngày 23 tháng Chạp và mùng 7 tháng Giêng hằng năm, người dân địa phương thường đến đây làm lễ cầu mong cuộc sống yên bình, mùa màng bội thu. Gốc cây vững chắc, 6 người ôm không xuể. Rễ cây rắn rỏi bám chặt vào đất. Cây tỏa ra nhiều cành to lớn, mỗi cành như một thân cây đại thụ.
Một rễ cây sà xuống, bám chặt vào mặt đất, trở thành "chân chống" giúp cây càng trở nên vững vàng. Loài chim sáo thường lựa chọn hốc cây để làm nơi trú ngụ, lâu dần tạo nên những hố sâu trên thân cây. Ông Lê Xuân Phạn (SN 1929, thôn Sơn Nam, xã Cẩm Thịnh - bên phải) thường xuyên chia sẻ về những câu chuyện sử tích của cây đa làng. Ông Phạn cho biết: "Cây đa làng gắn liền với nhiều thăng trầm lịch sử, quá trình xây dựng và phát triển của địa phương. Tôi rất muốn thế hệ sau này biết đến những giá trị về văn hoá để duy trì tình yêu với quê hương, lòng biết ơn với các thế hệ đi trước".
Trên địa bàn xã Cẩm Thịnh hiện có 2 cây đa tại thôn Sơn Nam và thôn Tiến Thắng. Cây đa tại thôn Sơn Nam là cây có tuổi đời lâu nhất với niên đại hơn 150 năm, trở thành một trong những địa điểm lưu giữ những nét đẹp văn hoá của người dân. Thời gian gần đây, nhiều cá nhân, tổ chức đứng ra huy động quyên góp kinh phí để tôn tạo khuôn viên, xây dựng đường bê tông vào bên trong gốc cây đa. Chính quyền địa phương rất mong muốn cây đa này được công nhận một danh hiệu để lưu giữ cho các thế hệ mai sau.
Ông Nguyễn Hữu Thịnh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Thịnh.
Video: Người dân chia sẻ về cây đa làng có tuổi đời hơn 150 năm.
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Từ vùng đất nghèo khó của xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bắt tay xây dựng NTM, thôn Lai Lộc gặp không ít khó khăn. Vậy nhưng, nhờ biết khai thác lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, cán bộ và Nhân dân Lai Lộc đã cùng nhau xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.
Không xô bồ, không náo nhiệt, biển Hà Tĩnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Nơi chỉ có sóng, cát, đá và bầu trời xanh thẳm - những điều giản dị mà đẹp đến nao lòng.
Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.