Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên

(Baohatinh.vn) - Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.

s1.jpg
Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.
s2.jpg
Để tưởng nhớ công ơn của ông, người dân trong vùng đã xây dựng đền Cương Khấu Lộc Sơn (thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí) vào thế kỷ XV ngay tại làng Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy. Khi xây xong, người dân đã trồng 4 cây muỗm tại 4 góc đền thờ với mong muốn trấn giữ cả khuôn viên đền. Trải qua chiến tranh, yếu tố thời tiết, 2 cây đã bị gãy đổ, nay chỉ còn lại 2 cây.
s3.jpg
Trong 2 cây muỗm còn lại, 1 cây nằm tại vị trí cạnh nhà bái đường (phía trước), 1 cây nằm cạnh thượng điện (phía sau). Cây phía trước có 18 cành, chiều cao 25m, chu vi gốc 5,4m. Trong ảnh: Cây muỗm phía trước.
s 4.jpg
Tuy cây phía trước gặp tình trạng rỗng ruột, song tổng thể thì vẫn xanh tốt, các bộ rễ khoẻ khoắn.
s 5.jpg
Cây phía sau có 12 cành, cao 26m, chu vi gốc 5,2m. Cây này có thế vươn xa, ôm trọn thượng điện, phủ kín bóng mát cho trung tâm ngôi đền.
s6.jpg
Trong khuôn viên đền, người dân vẫn giữ nguyên vẹn phần núi đá của rú Trôốc xưa, chắn giữ cả phần hậu thượng điện.
s7.jpg
Tại vị trí 1 cây muỗm đã chết khô, người dân địa phương trồng thêm 1 cây đa thay thế. Cây đa này mọc lên, ôm trọn phần thân đã khô đen của cây muỗm xưa như lưu giữ lại một phần kỷ niệm.
Thiết kế chưa có tên-2.jpg
Theo quan niệm của dân làng, cặp cây muỗm này phát triển theo thế “trấn giữ” cho ngôi đền. Cây phía trước mọc thẳng, tán che phủ phần trước đền; cây phía sau phát triển theo hướng hơi nghiêng, che phủ toàn bộ thượng điện. Trong ảnh: Gốc cây phía trước và gốc cây phía sau phải nhiều người ôm mới xuể.
s9.jpg
“Ngoài ngày rằm, mùng một, người dân địa phương còn tổ chức thắp hương, dâng lễ vào ngày Khai hạ (7/1 âm lịch), lễ Lục ngoạt (15/6 âm lịch) và lễ giỗ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (30/10 âm lịch). Bên cạnh đó, ngôi đền cũng là nơi gửi gắm tâm linh của Nhân dân địa phương mỗi khi có công việc quan trọng. Vào mỗi buổi chiều, dưới bóng cây muỗm là nơi trú mát, trò chuyện của các cụ già, trẻ em...”, ông Nguyễn Xuân Hùng – Bí thư Chi bộ tổ dân phố 3 cho biết.
Thiết kế chưa có tên.jpg
Cặp cây muỗm đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xét duyệt là cặp Cây Di sản Việt Nam vào ngày 11/4/2024. Được biết, thời gian tới, cơ quan này sẽ phối hợp cùng địa phương để tổ chức lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Cặp cây muỗm cổ có niên đại gần 600 năm, gắn liền với quá trình hình thành của ngôi đền Cương Khấu Lộc Sơn. Hằng năm, địa phương cùng người dân luôn quan tâm, chăm sóc 2 cây cổ thụ này và tổ chức nhiều đợt tổng dọn vệ sinh tại khu vực đền nhằm bảo đảm mỹ quan. Tháng 4 vừa qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã xét duyệt đây là cặp Cây Di sản Việt Nam. Trong tháng 5, chúng tôi sẽ phối hợp cùng các đơn vị liên quan tổ chức lễ công nhận.

Ông Nguyễn Như Quỳnh

Chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Xuyên

Video: Thông tin thêm về quá trình hình thành cặp cây cổ gần 600 năm tuổi.

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…