(Baohatinh.vn) - Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.
Cây sanh cổ thụ mọc tại cánh đồng Rậm thuộc khu vực thôn Châu Thịnh (xã Tùng Châu). Cây có chiều cao hơn 15m, tán rộng gần 27m, chu vi gốc khoảng 5,8m. Theo người dân trong làng, cây sanh đã gắn bó cùng lịch sử hình thành và phát triển từ xa xưa của người dân vùng lũ Tùng Châu. Khu vực xung quanh cây đã được người dân địa phương rào lại bằng hệ thống thép gai để tránh trâu bò vào phá hại, gây mất vệ sinh. “Trong những trận lụt lịch sử của năm 1954, 1960, 1978, 1988, người dân làng Tứ (nay là thôn Châu Thịnh) đều vận chuyển hết tài sản rồi leo lên những cành cây sanh để tránh lũ. Nhờ cây cổ thụ này, tính mạng của người dân được an toàn sau nhiều trận lũ”, ông Trần Đình Quyền – Trưởng thôn Châu Thịnh cho biết. Thời kỳ chiến tranh, dưới tán cây sanh cũng là nơi hội họp, giao liên để bàn kế hoạch chống địch của dân quân trong vùng.
Qua nhiều biến cố lịch sử, ảnh hưởng của thời tiết đã làm cây bị gãy một số cành lớn, song tổng thể cây cổ thụ này vẫn hài hòa, xanh tốt, tạo bóng mát cho cả một vùng trên cánh đồng. Trải qua hàng trăm năm, gốc và thân cây sanh có nhiều ụ nổi, lớp vỏ sần sùi, rêu xanh khắp các cành cây. Gốc cây 4 người ôm không xuể.
Những hốc cây trở thành nơi trú ngụ cho các loại chim. “Mộ tổ đời thứ 9 dòng họ Trần (chi 3) của chúng tôi nằm gần khu vực cây sanh này. Nghe các bô lão trong dòng họ kể lại, khi làm mộ tổ, cây sanh đã xanh tốt, rợp bóng mát cả một vùng. Nhờ đó, mỗi lần con cháu chúng tôi về dâng hương tại mộ tổ đều có nơi để dừng chân, trú mát”, ông Trần Quang Đạt – đời thứ 15 họ Trần (chi 3) chia sẻ. Đến nay, cây sanh vẫn là chốn dừng chân nghỉ ngơi, nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con nhân dân thôn Châu Thịnh nói chung và xã Tùng Châu nói riêng. Nhân dân luôn mong mỏi cây sanh sớm được chứng nhận là cây di tích lịch sử hoặc cây di sản bởi nó đã gắn liền với lịch sử, quá trình hình thành từ lâu đời của người dân vùng lũ nơi đây.
Cây sanh cổ thụ là cây có tuổi đời lâu nhất trên địa bàn xã Tùng Châu, ước tính đã có niên đại hơn 500 năm tuổi. Hằng năm, địa phương phối hợp cùng người dân để chăm sóc, giữ độ tươi tốt cho cây. Nhiều con em xa quê cũng đã quyên góp, ủng hộ tôn tạo lại khuôn viên của cây sanh, nâng nền đất để giữ chắc bộ rễ, bảo tồn cây. Địa phương cũng rất mong muốn sớm có một danh hiệu, chứng nhận cho một cây cổ đã trải qua hàng trăm năm lịch sử, gắn bó với bao thăng trầm của quê nhà.
Từ nguồn hải sản phong phú, tươi ngon bậc nhất miền Trung, qua bàn tay khéo léo và sự sáng tạo các đầu bếp tâm huyết, ẩm thực biển Hà Tĩnh đang trở thành “thỏi nam châm” níu chân du khách mỗi mùa hè.
Các tuyến du lịch trong Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) được đề án đặt ra gồm: khám phá vườn thực vật, quần thể pơmu ngàn năm tuổi, thành cụ Phan Đình Phùng và rừng sấu cổ thụ...
Phường Bắc Hồng Lĩnh và Nam Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đáp ứng kỳ vọng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Không gian trong lành, dịch vụ du lịch ngày càng hoàn thiện, biển Xuân Thành (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách trong những ngày hè sôi động.
Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Từ những dặm dài lịch sử, TP Hà Tĩnh hôm nay đang viết tiếp hành trình mới - hành trình về khát vọng xây dựng đô thị phát triển bền vững và chính quyền phục vụ Nhân dân.
Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Dường như với mọi người, dù là du khách hay người dân địa phương, núi Nài, sông Phủ vẫn luôn là một biểu tượng đẹp và là nơi lưu giữ những trầm tích văn hóa của vùng đất Thành Sen.
Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Sau những kết quả khả quan thời gian qua, ngành Du lịch Hà Tĩnh cần đầu tư có chiều sâu và biết kể câu chuyện của riêng mình để tạo điểm nhấn khác biệt.
Khác với không khí nô nức mùa lễ hội, Hương Tích tự (Hà Tĩnh) những ngày tháng 6 làm thỏa lòng du khách bởi khung cảnh thanh tịnh, yên bình và gần gũi với thiên nhiên.
Tâm huyết, gương mẫu đi đầu và kiên trì vận động người dân là “bí quyết” giúp ông Lê Văn Phẩm - Bí thư Chi bộ thôn Phúc Thuận, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) triển khai thực hiện thành công các mục tiêu xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.
Không chỉ đơn thuần là chỗ nghỉ chân, các homestay tại Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mang đến không gian gần gũi, thân thiện, giúp du khách hòa mình vào nhịp sống của người dân làng biển.
Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Được ví là “khu vườn” của "những cây lau bằng thép", 18 năm qua, CLB Nhà báo nữ Hà Tĩnh là nơi gắn kết để các nhà báo nữ ghi dấu ấn trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của tỉnh.
Người dân thôn Trung Tâm (xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã khai thác hiệu quả lợi thế bán sơn địa, xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn đồi cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người dân.
Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Những “chuyến tàu” trong cuộc hành trình gần 10 năm “Tiếp sức tới trường” của Báo Hà Tĩnh đang dần cập bến. Tấm bằng đại học sau những năm nỗ lực trên giảng đường đã giúp các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tự tin trở thành bác sỹ, sỹ quan quân đội, giáo viên, phiên dịch viên…
Thật tự hào khi giữa mạch nguồn 100 năm của nghề báo, trong lòng người làm báo Hà Tĩnh vẫn luôn vang lên mệnh lệnh âm thầm mà rất đỗi thiêng liêng: “Giữ cho tròn con chữ”…
Là những người làm báo chuyên trách tuyên truyền lĩnh vực du lịch của Hà Tĩnh, chúng tôi không chỉ đi và viết, mà còn sống trong sự cảm nhận vẻ đẹp và hương vị quê hương để truyền tất cả tình yêu ấy vào từng câu chữ, khuôn hình.
Từ vùng đất nghèo khó của xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), bắt tay xây dựng NTM, thôn Lai Lộc gặp không ít khó khăn. Vậy nhưng, nhờ biết khai thác lợi thế của địa phương, cùng sự cần cù, chịu khó, cán bộ và Nhân dân Lai Lộc đã cùng nhau xây dựng thành công khu dân cư kiểu mẫu.
Không xô bồ, không náo nhiệt, biển Hà Tĩnh mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc. Nơi chỉ có sóng, cát, đá và bầu trời xanh thẳm - những điều giản dị mà đẹp đến nao lòng.