Ngành TN&MT cần khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ thời gian tới

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị ngành TN&MT Hà Tĩnh cần phát huy những kết quả đã đạt được, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra.

Chiều 27/7, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và lãnh đạo một số sở, ngành, địa phương cùng tham dự.

Ngành TN&MT cần khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ thời gian tới

Đại biểu tham dự hội nghị.

6 tháng đầu năm, Sở TN&MT đã hoàn thành việc xây dựng và đưa vào vận hành cơ sở dữ liệu đất đai tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 2.732.041 thửa đất được đưa vào cơ sở dữ liệu. Trong đó, 1.159.449 thửa đất có đầy đủ thông tin 3 khối dữ liệu (dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính và hồ sơ quét).

Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch và thực hiện hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); phê duyệt quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 của huyện Cẩm Xuyên; điều chỉnh quy mô diện tích, vị trí, loại đất các công trình, dự án trong quy hoạch sử dụng đất 2021 - 2030 theo đề nghị của 13/13 huyện, thị xã, thành phố; phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của 13/13 huyện, thị xã, thành phố...

Ngành TN&MT cần khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ thời gian tới

Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Ngọc Hoạch báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ thời gian tới.

Kịp thời rà soát báo cáo và tham mưu UBND tỉnh xem xét phê duyệt kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2023 đối với 14 khu vực mỏ khoáng sản (11 khu vực mỏ đất, 2 khu vực mỏ cát xây dựng và 1 mỏ đá xây dựng), với tổng diện tích 152,85 ha, tổng trữ lượng 15,76 triệu m3.

Những tháng đầu năm, ngành TN&MT cũng đã bổ sung 11 khu vực mỏ (8 mỏ đất, 3 mỏ cát) vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, xác nhận 10 hồ sơ đăng ký khai thác khoáng sản, kịp thời đáp ứng nhu cầu phục vụ thi công dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam và nhu cầu về vật liệu đá, đất, cát phục vụ thi công các các công trình, dự án trên địa bàn.

Công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện nghiêm túc. Cụ thể, 6 tháng đầu năm, cấp tỉnh đã triển khai 2 cuộc thanh tra, 2 cuộc kiểm tra theo kế hoạch về lĩnh vực đất đai. Đã hoàn thiện hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 tổ chức, 2 cá nhân với số tiền 479 triệu đồng; tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp đối với 1 đơn vị, số tiền 228 triệu đồng.

Cấp huyện đã tổ chức 58 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực TN&MT với tổng số tiền 274,5 triệu đồng.

6 tháng cuối năm, ngành TN&MT tiếp tục làm việc với Bộ TN&MT thẩm định, tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025) tỉnh Hà Tĩnh.

Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khoanh định điều chỉnh, bổ sung các khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; tổ chức đấu giá các mỏ khoáng sản theo kế hoạch đã được duyệt, tham mưu cấp phép các mỏ vật liệu phục vụ dự án đường cao tốc Bắc - Nam và các dự án trọng điểm trên địa bàn; tiếp tục tham mưu đóng cửa các mỏ khoáng sản đã hết hạn giấy phép khai thác theo quy định; kiểm tra công tác hoạt động khoáng sản theo kế hoạch...

Xây dựng đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường đối với các dự án có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao; hoàn thành báo cáo hiện trạng môi trường năm 2023 - chuyên đề “Môi trường trong nuôi trồng thủy sản”; xây dựng, triển khai thực hiện bộ chỉ số đánh giá kết quả bảo vệ môi trường...

Ngành TN&MT cần khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ thời gian tới

Giám đốc Sở TN&MT Lê Ngọc Huấn nhấn mạnh một số nội dung tại hội nghị.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tại hội nghị, đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, vướng mắc. Cụ thể, về công tác quản lý quỹ đất và giải phóng mặt bằng sạch đấu giá quyền sử dụng đất: một số khu đất, trong quyết định thu hồi có một phần diện tích thuộc quy hoạch đất cây xanh hoặc đất công cộng, gây khó khăn khi xây dựng phương án sử dụng đất.

Ở lĩnh vực khoáng sản, việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất đai, khoáng sản một số đơn vị chưa thực hiện đầy đủ, nhất là các đơn vị khai thác đá trên địa bàn huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh đang còn nợ đọng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản lớn, kéo dài; công tác đóng cửa mỏ sau khai thác đối với các mỏ cấp phép trước năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn...

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh nhấn mạnh, thời gian tới, ngành TN&MT cần tập trung chỉ đạo khắc phục kịp thời các tồn tại, hạn chế trong quá trình lập, thẩm định, trình điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, danh mục công trình dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Ngành TN&MT cần khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ thời gian tới

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Hoàn thiện hồ sơ, làm việc với Bộ TN&MT để thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Kịp thời chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất hoàn thành thủ tục để tổ chức đấu giá các lô đất được UBND tỉnh giao theo kế hoạch; tham mưu UBND tỉnh về kế hoạch phát triển quỹ đất đến năm 2025 và giải pháp đối với các khu đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất và Kỹ thuật địa chính đang được giao quản lý.

Kiểm tra, đôn đốc UBND các huyện, thành phố, thị xã tập trung thực hiện cấp giấy CNQSD đất, công nhận, công nhận lại đất ở có nguồn gốc trước ngày 18/12/1980 cho các hộ gia đình, cá nhân theo chỉ đạo của UBND tỉnh; tập trung thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy về tập trung, tích tụ ruộng đất; phối hợp với các sở, ngành kịp thời hướng dẫn, nghiệm thu chính sách hỗ trợ về tập trung, tích tụ ruộng đất theo Nghị quyết số 51/2021/NQ-HĐND ngày 15/12/2021 của HĐND tỉnh.

Tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án đã giao đất, cho thuê đất, chậm đưa đất vào sử dụng. Phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án trên địa bàn, đặc biệt là các dự án trọng điểm.

Tăng cường cải cách hành chính, chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ sở đến cấp huyện, cấp xã; rà soát bộ thủ tục hành chính, nhất là các lĩnh vực đất đai, môi trường, tham mưu việc phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Quan tâm, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số ngành...

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Chuyện “Dân vận khéo” ở Nghi Xuân

Thời gian qua, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã huy động sức mạnh trong dân bằng công tác “dân vận khéo”, mang lại hiệu quả thiết thực trong mọi mặt đời sống xã hội.
Thành Sen rộng mở

Thành Sen rộng mở

TP Hà Tĩnh đang chuyển động không ngừng để trở thành đô thị lớn, vươn lên là một trong những trung tâm vùng Bắc Trung Bộ. Trước thềm Xuân Ất Tỵ, thành phố đón thêm “thành viên”, mở ra không gian phát triển mới, khí thế mới để cùng đất nước vươn mình…
Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Đảng bộ Hà Tĩnh sau gần 35 năm tái lập tỉnh, thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế

Sau gần 35 năm tái lập tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục cùng cả nước thực hiện toàn diện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những thành tựu đạt được của Đảng bộ, Nhân dân tỉnh nhà tiếp tục khẳng định tinh thần đoàn kết, thống nhất, phát huy ý chí, khát vọng, giá trị văn hóa cùng sức mạnh của con người Hà Tĩnh.
Tết sớm ở Trường Sa

Tết sớm ở Trường Sa

Khi những chuyến tàu rẽ sóng, vượt hàng trăm hải lý chở hàng tết đến với Trường Sa cùng những yêu thương đong đầy mà đất liền gửi gắm, ấy là lúc quân và dân nơi đây bắt đầu đón tết.