Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

(Baohatinh.vn) - Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà ngành Tư pháp Hà Tĩnh đặt ra trong thời gian tới là tiếp tục tập trung thực hiện công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương; nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (QPPL).

Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

Chiều 19/7, Sở Tư pháp tổ chức sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022. Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng và Phó Giám đốc Sở Nguyễn Quốc Tuấn chủ trì hội nghị.

6 tháng đầu năm 2022, công tác tư pháp tại Hà Tĩnh đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thẩm định 19 dự thảo văn bản QPPL, góp ý 87 dự thảo văn bản của Trung ương và của tỉnh, phòng tư pháp cấp huyện đã thẩm định 29 dự thảo văn bản QPPL; thực hiện tự kiểm tra 8 văn bản QPPL do UBND tỉnh ban hành; phòng tư pháp tự kiểm tra 25 văn bản QPPL. Qua kiểm tra, hầu hết các văn bản đều đảm bảo nội dung, thể thức, kỹ thuật soạn thảo theo quy định.

Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Quốc Tuấn báo cáo sơ kết công tác tư pháp 6 tháng đầu năm 2022.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) được quan tâm thực hiện, phát huy hiệu quả với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Đến nay, toàn tỉnh có 343 báo cáo viên pháp luật, 2.645 tuyên truyền viên pháp luật cấp xã.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã thực hiện 2.069 cuộc phổ biến pháp luật trực tiếp với 174.654 lượt người tham dự, cấp phát 124.402 tài liệu PBGDPL cho cán bộ, Nhân dân trên địa bàn. Sở Tư pháp tiếp nhận, kiểm tra, phân loại 1.248 thông tin lý lịch tư pháp; cấp 19.755 phiếu lý lịch tư pháp (tăng hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2021)...

Công tác hòa giải tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò trong đời sống xã hội, góp phần giải quyết các tranh chấp ngay từ cơ sở. Toàn tỉnh đã tiếp nhận 383 vụ hòa giải, trong đó hòa giải thành 294 vụ, 57 vụ hòa giải không thành và 32 vụ chưa giải quyết xong.

Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

Phó Trưởng phòng Tư pháp Can Lộc Nguyễn Viết Nghĩa làm rõ thêm một số nội dung liên quan đến việc triển khai công tác hộ tịch, chứng thực tại địa phương.

Luật Hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành tiếp tục được thực hiện nền nếp, hiệu quả. Sở Tư pháp, phòng tư pháp các huyện, thành phố, thị xã thường xuyên theo dõi, bám sát việc thực hiện pháp luật hộ tịch ở địa phương; kịp thời chấn chỉnh tình trạng đăng ký hộ tịch sai sót, trái quy định.

Trong 6 tháng, Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước đã thực hiện tư vấn, hướng dẫn 42 vụ việc, tham gia tố tụng 167 vụ việc. Các trợ giúp viên pháp lý đã hoàn thành 71/186 vụ việc tố tụng, có tính chất rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp.

Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

Trưởng phòng Tư pháp huyện Cẩm Xuyên Nguyễn Hồng Sơn cho rằng, thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông và ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong trợ giúp pháp lý.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về những khó khăn, vướng mắc, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm để nâng cao quá trình thực hiện nhiệm vụ, đặc biệt trong công tác rà soát văn bản QPPL; đổi mới, đa dạng các hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; số hóa sổ hộ tịch, chứng thực điện tử bản sao từ bản chính...

Ngành tư pháp Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương

Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng kết luận hội nghị.

Kết luận hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Lê Viết Hồng đề nghị: Thời gian tới, ngành Tư pháp Hà Tĩnh tiếp tục tập trung thực hiện công tác thể chế và giải quyết các vấn đề pháp lý của địa phương; nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ thẩm định các dự thảo văn bản QPPL, đặc biệt là dự thảo phục vụ trực tiếp cho công tác phục hồi, phát triển KT-XH, bảo đảm an sinh xã hội.

Tổ chức thi hành hiệu quả các văn bản QPPL; tổng kết 10 năm thi hành Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, 10 năm Ngày Pháp luật Việt Nam; thực hiện hiệu quả Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về bổ trợ tư pháp; thực hiện hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành...

Đọc thêm

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.
Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Công bố Bộ pháp điển Việt Nam

Chiều tối 5/11, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự Hội nghị tổng kết nhiệm vụ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong cả nước kỳ 2019 - 2023 và công bố Bộ pháp điển Việt Nam.
Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Thăm hỏi các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông

Lãnh đạo Ban ATGT tỉnh và các địa phương chia sẻ với những mất mát của các gia đình nạn nhân TNGT ở Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang, Hương Khê (Hà Tĩnh) và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau.