Nghệ thuật lắng nghe

Nếu thực sự quan tâm đến bạn mình, hãy dành thời gian để lắng nghe họ nói.

Nhu cầu được tâm sự, được kể lể giãi bày chưa bao giờ chỉ thuộc riêng phụ nữ và những người lớn tuổi. Những đứa trẻ cũng cần bạn lắng nghe chuyện của chúng hàng ngày. Và cả các quý ông nữa, họ cũng cần lắm một người bạn có khả năng chia sẻ sự cảm thông bằng một hành động rất giản đơn là lắng nghe họ nói.

nghe thuat lang nghe

Ảnh internet.

Con người sợ nhất là bị lãng quên, nghĩa là sợ phải một mình ôm lấy tâm sự của riêng mình để gặm nhấm mà không có ai đủ tốt bụng và hiểu biết về tâm lý con người để lắng nghe họ.

Lắng nghe trọn vẹn một tâm sự của người khác, đôi lúc còn có giá trị hơn cả những lời nói an ủi bâng quơ, bởi đúng là người khác chỉ cần bạn lắng nghe để cho họ nhẹ lòng chứ thực ra họ cũng không cần lắm đến mách nước, khuyên nhủ hay những gì đại loại như thế. Nhưng không phải ai cũng hiểu điều đó, chúng ta cần học cách im lặng và lắng nghe nhau-chính vì điều này không hề dễ nên lắng nghe trở thành một trong những cử chỉ ân cần nhất của con người trao cho nhau ở thời buổi bây giờ.

Ta vẫn gặp nhiều lắm những tình huống ngán ngẩm là thay vì im lặng lắng nghe những tâm sự của người khác thì ta lại thao thao nói về mình. Hãy để ý đến ánh mắt không giấu được vẻ chán chường của người đối diện, hóa ra họ mở màn câu chuyện để bạn chỉ nói về những gì thuộc về bạn thôi sao? Điều này giống như sự bất nhã vậy. Ngao ngán lắm! Vậy ra để lắng nghe người khác cũng cần phải có một tấm lòng, hay nói khác đi, cũng cần lắm khả năng quên mình dù là chỉ trong chốc lát!

Để có khả năng vì người khác cũng cần phải có thời gian để trưởng thành. Theo thời gian, con người có khuynh hướng bao dung, vị tha hơn. Lúc này mới là lúc ta nhận ra những nỗi buồn của người khác, và rồi ta cảm thông cùng họ, có ước muốn thật lòng lắng nghe họ. Hiểu được điều này để không quá trách móc các bạn trẻ sao chúng thờ ơ không quan tâm nhiều đến bố mẹ, ông bà như người lớn kỳ vọng. Ai trong chúng ta cũng đều trải qua lứa tuổi vô tư đến thành vô tâm, thiếu sự nhạy cảm, tinh tế trong ứng xử. Rồi thời gian và cuộc sống sẽ cho tuổi trẻ những bài học đời hữu dụng. Vậy nên đừng vội trách móc họ.

Lắng nghe và học cách để lắng nghe luôn là một câu chuyện dài, nói ở khía cạnh nào cũng thấy đúng. Nhưng dù là nói gì đi chăng nữa, hẳn là chúng ta đều đồng ý với nhau rằng: lắng nghe chính là một nghĩa cử đẹp của trái tim và của tấm lòng đôn hậu, vị tha. Những người ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình không bao giờ có nhu cầu và có khả năng nghe người khác nói!

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật là vì lẽ vậy.

Theo phununews.vn

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.