Ngư dân Hà Tĩnh rộn ràng vào mùa sứa lá dung

(Baohatinh.vn) - Vào mùa khai thác sứa, hàng trăm ngư dân vùng biển Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh - Hà Tĩnh) lại tất bật đánh bắt để chế biến món sứa lá dung vàng ươm, thơm phức.

AG7A0750.jpeg
Những ngày này, dọc bờ biển Kỳ Ninh, bà con ngư dân liên tục trúng đậm sứa biển. Cứ vào khoảng 4 -5 giờ sáng mỗi ngày, người dân dong thuyền ra khơi cách bờ từ 1 - 2 hải lý để khai thác; đến 8 -10 giờ cùng ngày, thuyền cập bờ mang theo đầy sứa biển.
AG7A0724.jpeg
Bình quân mỗi chuyến ra khơi, thuyền của gia đình bà Nguyễn Thị Viễn (thôn Tân Tiến, xã Kỳ Ninh) đánh bắt được gần 1 tấn sứa.
AG7A0733.jpeg
Bà Nguyễn Thị Viễn vui mừng: "Thuyền của gia đình tôi đi mỗi ngày 3 - 4 chuyến, mỗi chuyến được chừng gần 1 tấn sứa tươi. Mỗi tấn sứa tươi sẽ chế biến được khoảng 50kg sứa lá dung. Với giá bán: sứa thân 40 - 50.000 đồng/kg, sứa chân 60 - 70.000 đồng/kg, mỗi ngày đi biển mang về cho chúng tôi từ 3 - 5 triệu đồng...".
AG7A0759.jpeg
Cũng vừa trở về sau chuyến ra khơi từ rạng sáng, ông Trần Văn Lan (thôn Tân Tiến, xã Kỳ Ninh) cho biết: "Sứa lá dung ở Kỳ Ninh ngày càng nhiều người ưa chuộng nên giá thành được nâng lên, mang lại thu nhập khá cho bà con chúng tôi. Hiếm nơi còn giữ cách làm sứa lá dung như ở Kỳ Ninh nên có lẽ vì thế nên sứa ở quê tôi luôn có chỗ đứng trong lòng thực khách...".
AG7A0740.jpeg
Sứa biển là loài nhuyễn thể được dùng làm thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bổ mát vào mùa hè. Ngư cụ để đánh bắt sứa rất đơn giản, chỉ cần rải lưới hoặc dùng vợt. Toàn bộ cơ thể sứa đều có thể chế biến thành thức ăn, trong đó phần chân sứa có giá trị cao nhất. Ngoài bán sứa tươi cho thương lái, một số hộ dân cũng sơ chế sứa ngay trên bãi biển để đem ra chợ bán.
sứa 1.jpeg
AG7A0777.jpeg
AG7A0774.jpeg
Sứa sau khi được cắt thành miếng nhỏ đem rửa sạch với nước biển thì được trộn với lá lấu để loại bỏ vị tanh nhớt và làm deo sứa; sau đó trộn với lá dung để có màu vàng, thơm, giòn tự nhiên.
AG7A0727.jpeg
AG7A0737.jpeg
AG7A0795.jpeg
Theo người dân Kỳ Ninh, mùa khai thác sứa thường bắt đầu từ tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Năm nay, mùa sứa đến sớm hơn và sản lượng đầu mùa cũng khá dồi dào, trung bình mỗi chuyến ngư dân đánh bắt được từ 1- 4 tạ sứa, cho thu nhập từ 2-5 triệu đồng/ngày.
sứa lá dung1.jpeg
Sứa lá dung thành phẩm có màu sắc vàng ươm, giòn dai, thơm phức.
sứa lá dung 2.jpeg
Sứa thành phẩm có thể dùng với mắm ruốc kèm rau thơm hoặc làm gỏi (nộm) ăn cùng bánh đa. Hương vị đặc biệt lại dễ chế biến nên sứa lá dung Kỳ Ninh được nhiều thực khách ưa thích.

Toàn xã có hơn 40 hộ chế biến sứa lá dung truyền thống, tập trung ở 2 thôn Tân Tiến và Tiến Thắng. Hiện đang vào vụ sứa biển nên người dân tập trung đánh bắt, chế biến để kịp phục vụ nhu cầu thị trường. Sứa lá dung truyền thống được thực khách gần xa ưa chuộng, tạo thêm nguồn thu nhập khá cho người dân...

Ông Phan Công Thoàn - Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Formosa Hà Tĩnh nỗ lực thực hiện mục tiêu kép!

Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã nỗ lực để thực hiện mục tiêu kép: vừa ổn định sản xuất để tăng doanh thu, vừa chăm lo, đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
"Điểm tựa" của người dân thôn Nam Hải

"Điểm tựa" của người dân thôn Nam Hải

Về thôn Nam Hải (xã Kỳ Hải, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) được nghe người dân khen Trưởng thôn Lê Đình Trân luôn nêu cao trách nhiệm, phát huy cao vai trò đứng mũi chịu sào trong các phong trào ở địa phương.
Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Phấn đấu gỡ "thẻ vàng IUU" trong năm 2025

Đây là một trong những yêu cầu mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra với ngành Nông nghiệp tại hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025 của Bộ NN&PTNT.