Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ "hái lộc”!

(Baohatinh.vn) - Sứa lá dung Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành đặc sản được nhiều người ưa dùng. Vì thế, ngay sau tết Nguyên đán, cả trăm hộ dân địa phương đã dồn nhân lực, tập trung khai thác, chế biến sứa biển.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Mùa sứa biển ở Kỳ Ninh bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Vì vậy, ngay sau tết Nguyên đán, nhiều ngư dân địa phương đã bắt đầu mùa đánh bắt của mình bằng hoạt động khai thác sứa.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Sứa đi theo đàn cách bờ khoảng 1 hải lý nên cứ vài tiếng lại có một chuyến tàu trở về với sứa đầy khoang. Các gia đình đều huy động hết nhân lực, phương tiện để chở và sơ chế sứa ngay tại bãi biển.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Bà Trần Thị Tiến ở thôn Tân Tiến, xã Kỳ Ninh chia sẻ: "Sứa lá dung đầu mùa rất "đắt khách" mà lại được giá. Thời điểm hiện tại, sứa thành phẩm có giá dao động từ 60 - 100.000 đồng/kg tùy loại thân hay chân. Thu nhập từ đánh bắt sứa không nhỏ nên hằng năm, cứ đến mùa là gia đình tôi huy động hết nhân lực để đánh bắt và chế biến sứa. Sứa sau khi chế biến được các nhà hàng, tiểu thương thu mua hết. Năm nay, gia đình tôi bắt đầu khai thác sứa từ mùng 8 tháng Giêng, đến thời điểm này đã thu về hơn 30 triệu đồng".

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Nhiều gia đình ở Kỳ Ninh bắt đầu đi biển từ ngày mùng 6 tháng Giêng, trung bình mỗi ngày 1 gia đình đi từ 4 - 6 chuyến, khai thác được khoảng 3 - 5 tấn sứa tươi, cho thu nhập bình quân 6 - 7 triệu đồng/ngày.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Sau đánh bắt, chế biến sứa là một khâu rất quan trọng.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Khi chế biến, người dân sẽ phân loại phần chân...

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

... và phần thân, để cắt nhỏ.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Sứa sau khi được cắt thành miếng nhỏ sẽ được rửa sạch và trộn với lá lấu nhằm loại bỏ vị tanh nhớt và làm sứa gieo lại.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Để món sứa có độ vàng, thơm giòn, hương vị đặc trưng thì nguyên liệu không thể thiếu là lá dung.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Sau ướp 1 - 2 ngày, sứa sẽ chuyển sang màu vàng, mỗi miếng có độ gieo đủ giòn mà vẫn giữ được độ mềm, thanh mát, thoảng vị lá dung.

Vào mùa sứa biển, ngư dân Kỳ Ninh tranh thủ hái lộc”!

Sứa thành phẩm có thể dùng với mắm ruốc kèm rau thơm hoặc làm gỏi (nộm) ăn cùng bánh đa. Hương vị đặc biệt lại dễ chế biến nên sứa lá dung Kỳ Ninh được nhiều thực khách xa gần lựa chọn.

Kỳ Ninh có khoảng hơn 100 hộ dân làm nghề sứa lá dung truyền thống, tập trung ở các thôn Tân Tiến và Tiến Thắng. Ngay sau tết là mùa sứa biển nên người dân tập trung đánh bắt, chế biến để kịp phục vụ nhu cầu thị trường. Sứa lá dung truyền thống được thực khách gần xa ưa chuộng và rất “được giá”, tạo thêm nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ dân trong xã...

Ông Hoàng Trung Thông - Chủ tịch UBND xã Kỳ Ninh

Chủ đề Món ngon Hà Tĩnh

Đọc thêm

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Mực nhảy Vũng Áng hút khách vào dịp lễ

Dịp nghỉ lễ, du khách từ nhiều tỉnh thành trong cả nước đã lựa chọn khu ẩm thực mực nhảy Vũng Áng (xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) là điểm đến khi ghé thăm Hà Tĩnh.
Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Mực nhảy Vũng Áng giòn và ngon tuyệt

Đến Hà Tĩnh, dường như du khách đều muốn một lần được thưởng thức đặc sản Mực nhảy Vũng Áng (Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh) bởi độ giòn, hương vị đượm đà riêng có của nó.
Đượm đà mực Hà Tĩnh

Đượm đà mực Hà Tĩnh

Về với biển Hà Tĩnh, ngoài việc thưởng thức các món ăn đặc sắc được chế biến từ mực, du khách còn có những trải nghiệm cùng các tour câu mực ở một số điểm du lịch.
Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Chả cá lá trơng ven sông Lam, ăn một lần nhớ mãi

Vị ngọt, béo của cá sông Lam kết hợp với vị cay và mùi thơm đặc trưng của lá trơng do anh Võ Công Niên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) chế biến đã tạo nên hương vị rất hấp dẫn, khó quên cho những ai đã một lần thưởng thức.
Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Bánh mướt tráng tay Hà Tĩnh - ăn là nhớ

Hơn 30 năm qua, hàng bánh mướt tráng tay trên bếp củi của bà Phạm Thị Hạnh (hay còn gọi là bà Hạnh Sim, phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) vẫn luôn quyến rũ thực khách bởi bánh mướt dẻo, thơm, mềm mượt, quấn bên ngoài chiếc ram nóng hổi giòn rụm.
Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Cao điểm trả đơn bánh chưng làng Khoóng

Thời điểm này, các hộ gia đình ở làng Khoóng (tổ dân phố Hùng Dũng, thị trấn Đức Thọ, Hà Tĩnh) đang tất bật gói hàng nghìn chiếc bánh chưng để phục vụ thị trường dịp tết Nguyên đán.
Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Cận cảnh loài cà cuống được nuôi ở vùng đất Hà Tĩnh

Tưởng chừng, loài cà cuống là đặc sản các vùng quê trước đây đã biến mất. Thế nhưng, giờ đây cà cuống đã được người dân xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) nuôi thành công, cứu vãn loài côn trùng này và món ăn đặc sản nức tiếng từ thời xa xưa.
Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc - thơm dẻo món quê Hà Tĩnh

Bánh đùm, bánh đúc là món bánh dân dã được truyền lại từ nhiều thế hệ trên quê hương Đại thi hào Nguyễn Du (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh). Sự cầu kỳ, khéo léo, tinh tế của người làm bánh khiến những người đi xa luôn nhớ về hương vị quê nhà.