Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

(Baohatinh.vn) - Dịch COVID-19 ở Hà Tĩnh đang có những diễn biến phức tạp, một số địa phương đã phải thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg. Tuy nhiên, người dân các địa bàn này vẫn bình tĩnh, sẵn sàng ứng phó với các tình huống phát sinh.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Những con đường thôn ở xã Tùng Lộc vắng vẻ trong những ngày thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg.

Là địa bàn dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, đến nay, xã Tùng Lộc (Can Lộc) đã phát hiện 35 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong đó, 22 ca trong khu cách ly, 9 ca phát hiện khi đã hoàn thành cách ly về cách ly tại nhà và 5 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Để ngăn chặn dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, từ 18h ngày 19/8, toàn xã Tùng Lộc đã được thiết lập cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Người dân xã Tùng Lộc được lực lượng y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong chiều 21/8.

Dù sống trong “tâm dịch” nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng, người dân xã Tùng Lộc vẫn bình tĩnh ứng phó với dịch, bệnh COVID-19.

Bà Đặng Thị Thu (58 tuổi, thôn Minh Tiến, Tùng Lộc) cho biết: “Dù biết mình đang sống trong vùng dịch nhưng tôi không hoang mang. Tôi tin rằng, việc chính quyền kịp thời phong tỏa, thực hiện cách ly y tế toàn xã và lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho toàn dân Tùng Lộc sẽ sớm ngăn chặn được dịch bùng phát, lây lan ra diện rộng”.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Bà Đặng Thị Thu (thôn Minh Tiến, xã Tùng Lộc)

Bà Thu là một trong gần 9.700 người dân xã Tùng Lộc được lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 trong chiều 21/8. Ngoài việc được lực lượng chức năng giám sát chặt chẽ trong thời gian thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg, việc được lấy mẫu xét nghiệm diện rộng cũng đã khiến người dân xã Tùng Lộc thêm yên tâm. Việc lấy mẫu sẽ giúp chính quyền sớm phát hiện các F0 và các trường hợp liên quan, qua đó, giúp địa phương này nhanh chóng khoanh vùng dập dịch.

“Thực hiện cách ly y tế không phải là việc đáng lo ngại. Tôi hoàn toàn yên tâm với cách làm của lực lượng chức năng đối với xã chúng tôi hiện nay” - chị Trần Thị Bích Chung (38 tuổi, thôn Tân Tùng Sơn, Tùng Lộc) chia sẻ.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Bình tĩnh ứng phó với dịch bệnh, trong thời gian cách ly y tế, chị Trần Thị Bích Chung lên thời khóa biểu cụ thể để các con thích nghi với không gian hẹp của gia đình. Trong ảnh: Chị Chung đọc sách cùng con gái (ảnh do nhân vật cung cấp).

Gia đình chị chung gồm có 5 người, hai vợ chồng và 3 đứa con. Những ngày này, thay vì lo lắng, vợ chồng chị bình tĩnh tuân thủ thực hiện cách ly và các biện pháp phòng dịch. Để giúp các con thích nghi với không gian hẹp trong gia đình, chị Chung lên lịch cụ thể các hoạt động hàng ngày, bố trí thời gian hướng dẫn con học bài, đọc sách, làm vườn... Tạo không khí trò chuyện vui tươi, gần gũi giữa bố mẹ và con cái là cách gia đình chị Chung bình tĩnh sống chậm lại trong thời gian cách ly y tế.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Nhiều người dân Tùng Lộc tìm niềm vui qua công việc làm vườn.

Thực hiện cách ly y tế theo Chỉ thị 16/CT-TTg trước xã Tùng Lộc, những ngày này, người dân TX Hồng Lĩnh cũng đang nghiêm túc tuân thủ những quy định trong vùng phong tỏa.

Chị Thái Thị Phú (43 tuổi, ở tổ dân phố 7, phường Đậu Liêu) chia sẻ: “Dù thực hiện cách ly gần 1 tuần nay nhưng cuộc sống gia đình tôi cũng không có nhiều xáo trộn. Chỉ có điều, Rằm tháng Bảy năm nay, tôi và gia đình không thể về nhà thờ họ để tế tổ. Thay vào đó, tôi bày biện mâm lễ và cúng vọng. Tuy nằm trong vùng phong tỏa nhưng việc mua lương thực, thực phẩm cũng không mấy khó khăn”.

Người dân vùng phong tỏa ở Hà Tĩnh bình tĩnh ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19

Dù đang thực hiện cách ly y tế nhưng cuộc sống của gia đình chị Thái Thị Phú (TX Hồng Lĩnh) vẫn không có nhiều xáo trộn.Trong ảnh: Chị Phú cùng con gái chuẩn bị cỗ cúng tổ tiên ngày Rằm tháng Bảy (ảnh do nhân vật cung cấp)

Cùng với việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nhiều gia đình cũng tìm hiểu các cách chăm sóc sức khỏe mùa dịch bằng các hình thức như tập thể dục tại nhà, nấu những bữa ăn nhiều dinh dưỡng, chuẩn bị các thức uống hỗ trợ tăng sức đề kháng... Thậm chí, nhiều người cũng tìm hiểu cách chăm sóc sức khỏe trong trường hợp mắc COVID-19 để sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Bình tĩnh và yên tâm ứng phó với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay chính là cách người dân trong các vùng bị phong tỏa ở Hà Tĩnh chung tay cùng lực lượng chức năng sớm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19.

Tin liên quan:

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.